Lái xe tông chết 7 người sẽ chịu án 7 - 15 năm tù?

Thứ ba, 24/07/2012, 13:27
Một vụ tai nạn thương tâm, một gia đình bị xe “điên” húc 7 người chết. Điều này đang gióng lên những cảnh báo nguy hiểm về việc điều khiển xe ô tô trong trạng thái “ngủ gật”và việc tận dụng lề đường làm hàng quán.

>> Vụ tài xế đâm chết 7 người: Giấy phép lái xe hết hạn
>> Clip: Tài xế ngủ gật, 7 người tử nạn
>> Tai nạn 7 người chết tại quán ăn qua lời nhân chứng
>> Tài xế ngủ gục, xe tông quán mì làm 7 người chết

Để có cái nhìn toàn diện về vụ việc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến – Trưởng Văn phòng Luật sư Đức Thịnh (Đoàn Luật sư Hà Nội) về vấn đề này.
 



Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến- Trưởng Văn phòng luật sư Đức Thịnh 
Đoàn Luật sư Hà Nội

 

Kinh doanh lề đường có thể phải chịu trách nhiệm hình sự?

Theo thông tin mới nhận được, 1 nạn nhân khác đang trong tình trạng nguy kịch. Vụ tai nạn khiến 7 người chết, một người nguy kịch và 2 người khác bị thương. Điều này càng cho thấy mức độ đặc biệt nghiêm trọng của vụ tai nạn ở Núi Thành- Quảng Nam.

Bên cạnh thông tin về mức độ nghiêm trọng của vụ TNGT, sự việc xảy ở quán ăn lề đường khiến nhiều người băn khoăn về mức độ nguy hiểm tại các quán lề đường cũng như chủ quán có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
 



Vị trí chiếc xe chờ tới, chính là phần bên ngoài vỉa hè của quán ăn


Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến cho biết: “Lề đường là dành cho người đi bộ, không phải nơi làm mái che mái vẩy để kinh doanh, làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Nếu vì lý do lều lán che khuất tầm nhìn của lái xe nên đã gây tai nạn thì chủ quán phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Đối với vụ việc cụ thể này, ông khẳng định: “Gần như lái xe đã đâm thẳng vào quán gây ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng cho người trong quán, nếu quán không lấn chiếm lề đường thì trong vụ việc này hậu quả nghiêm trọng cũng có lẽ không có gì thay đổi.

Nếu chủ quán có lấn chiếm lề đường để bán hàng thì sẽ bị xử phạt hành chính, hoặc bị buộc phải dỡ bỏ, chủ quán không phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ này. Người lái xe phải hoàn toàn chịu trách nhiệm hình sự về hành vi do chính mình đã gây ra”

Lái xe “ngủ gật” sẽ phải chịu hình phạt từ 7 đến 15 năm tù?

Về mức án có thể xử của lái xe “ngủ gật”, theo Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, lái xe Trần Xuân Đông sẽ phải đối mặt với khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù.

Ông lý giải: “Tại khoản 3 điều 202 Bộ Luật Hình sự qui định:'Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm'. Và tại khoản 5 của điều luật này còn có qui định hình phạt phụ, đó là: 'Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm'.

Mà tại nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS qui định tại điều 4- điểm 4.3 như sau:"Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là 'gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng': 'a- Làm chết ba người trở lên'. Trong trường hợp này, lái xe gây ra cái chết cho 7 người, làm bị thương 3 người khác”

Để giải đáp kỹ hơn về việc lái xe trong tình trạng buồn ngủ vi phạm pháp luật an toàn giao thông như thế nào? Ông Tiến giải thích: Việc lái xe buồn ngủ không được qui định trong 23 điều cấm của Luật Giao thông Đường bộ qui định tại điều 8 nhưng vì người buồn ngủ sẽ không thể điều khiển được phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện biết rõ và trước điều này nên có thể coi là hiển nhiên vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

"Để an toàn cho mình và cho những người tham gia giao thông, thì người điều khiển phải dừng xe để nghỉ, hoặc ngủ, hoặc giao tay lái cho người khác có đủ điều kiện tiếp tục điều khiển xe. Đây là tình trạng sức khỏe không còn minh mẫn đã được trung ương thần kinh báo trước cho lái xe, thì bắt buộc lái xe không được tiếp tục lái xe nữa."

Có lẽ vì vậy mà các nhà làm luật đã không đưa tình huống buồn ngủ vào những điều nghiêm cấm trong luật giao thông đường bộ, nhưng đây có thể coi là trường hợp hiển nhiên vi phạm quy định an toàn giao thông.

Mặt khác, theo Luật sư Tiến, tại khoản 1 điều 65 Luật giao thông đường bộ qui định thời gian làm việc của lái xe ô tô là: "Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.".

Nếu lái xe vi phạm điều này cũng chính là vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hơn thế nữa, ở vụ TNGT này làm chết 7 người và làm bị thương thêm 3 người khác sẽ là tình tiết tăng nặng mức hình phạt.

 

Theo Infonet

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích