>> Cảnh giác với thủ đoạn đem vàng giả đi lừa đảo
>> Giả danh trung tá Công an và Quốc phòng để lừa đảo
>> Cặp vợ chồng lừa đảo hơn 50 tỉ đồng
>> “Công an chìm” liên tục lừa đảo chiếm đoạt ôtô
>> Cử nhân cao đẳng đi… lừa đảo
Sau khi tan sở tôi qua cây ATM trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) để rút tiền. Vừa rút xong thì có một phụ nữ bịt mặt đi bán tăm bông dạo tiến lại gần và rút ra từ trong găng tay một chiếc điện thoại iPhone 4s nhờ tôi tắt máy.
Vì sợ mua phải hàng ăn cắp, tôi đã chụp lại hình ảnh chị ta để làm bằng chứng. Ảnh: Phong Hong Kong |
Tôi tắt giúp chị 3 lần nhưng chiếc Iphone vẫn liên tục đổ chuông. Lần thứ tư tôi quyết định nghe máy nhưng bên kia đầu dây không có tiếng trả lời. Tò mò tôi hỏi chị ta chiếc điện thoại này từ đâu mà có thì chị ta trả lời với giọng run run là nhặt được ở bến xe Mỹ Đình.
Chị ta nói còn có cả vỏ da nhưng chị ta đã vứt đi rồi. Nghi ngờ là đồ trộm cắp tôi còn cố gọi lại để mong gặp được chủ nhân của chiếc điện thoại nhưng lạ thay bên kia không hề bắt máy. Chị ta cam kết là đồ nhặt được và muốn bán rẻ để lấy tiền về quê chữa bệnh cho mẹ.
Tôi hỏi chị muốn bán bao nhiêu thì chị ta nói muốn bán 2 triệu đồng. Nhìn chị ta lam lũ và diễn như thật nên tôi quyết định mua lại của chị ta.
Tôi đưa cho chị ta 2 triệu và nhanh tay đưa điện thoại lên chụp hình lúc chị ta nhận tiền vì tôi vẫn sợ đó là đồ bất chính. Nếu chủ nhân chiếc điện thoại muốn lấy lại thì tôi còn có cái để mà thanh minh cho mình.
Nào ngờ người phụ nữ này là "siêu lừa" bởi sau đó tôi mới nhận ra đây là một chiếc iPhone rởm.
Theo VNE