10 thành phố khó sống nhất thế giới

Thứ sáu, 22/08/2014, 08:12
Chiến tranh, nghèo đói là nguyên nhân khiến cho những vùng đất dưới đây trở thành nơi có chất lượng cuộc sống rất thấp và luôn phải đối mặt với nguy cơ về y tế, lương thực.
10 thành phố khó sống nhất thế giới

1. Dhaka, Bangladesh

Dù đã cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế với mũi nhọn là ngành công nghiệp nhưng Bangladesh vẫn là quốc gia nghèo đói và trì trệ. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Dhaka "nằm trong nhóm thành phố có chất lượng không khí đô thị tồi tệ nhất thế giới". Ước tính, nếu ô nhiễm không khi được cải thiện, số lượng bệnh nhân có vấn đề về đường hô hấp có thể giảm tới 230 triệu ca.

10 thành phố khó sống nhất thế giới

2. Port Moresby, Papua New Guinea

Một báo cáo gần đây của WB cho biết, tình trạng nghèo đói, bạo lực và tội phạm tại Papua New Guinea không hề được cải thiện trong suốt một thập kỷ qua. Tình trạng này đã tác động gián tiếp nhưng mạnh mẽ tới nền kinh tế vốn không có động lực tăng trưởng của Port Moresby, và ảnh hưởng lên cả bộ máy y tế của thành phố này.

10 thành phố khó sống nhất thế giới

3. Lagos, Nigeria

Boko Haram - một phong trào Hồi giáo cực đoan có trụ sở tại phía đông bắc Nigeria - đang thực hiện nhiều chiến dịch quan sự nhằm xây dựng một nhà nước Hồi giáo. Chiến dịch này được dự báo có thể nhanh chóng lan sang phía tây nam, và tràn qua thành phố Lagos. Sức ảnh hưởng của những chiến dịch quân sự này có thể kéo tốc độ tăng trưởng GDP của Nigeria chỉ còn 0,5%, khiến những khó khăn về ổn định kinh tế, thực hiện các chương trình mục tiêu về chăm sóc sức khỏe và giáo dục của Lagos ngày càng khó giải quyết.

10 thành phố khó sống nhất thế giới

4. Karachi, Pakistan

Những vụ khủng bố của phiến quân Taliban là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng mất ổn định tại Karachi, dấy lên quan ngại về chiến sự và thương vong. Tuy nhiên, thành phố này vẫn được đánh giá cao trong lĩnh vực giáo dục và có cơ sở hạ tầng khá tốt.

10 thành phố khó sống nhất thế giới

5. Algiers, Algeria

Là một trong những thành phố có chi phí sống cao nhất tại Bắc Phi, nhưng Algiers lại có cơ sở hạ tầng cũ nát và nền kinh tế trì trệ.

10 thành phố khó sống nhất thế giới

6. Harare, Zimbabwe

Theo BBC, nền kinh tế của Zimbabwe đang ở trong "một cuộc khủng hoảng sâu sắc, nơi nghèo đói, thất nghiệp tràn lan và một nền chính trị kém ổn định". Dù được đánh giá tương đối cao trong mảng giáo dục và văn hóa, nhưng sự suy yếu của nền kinh tế đã khiến Chính phủ khó có khả năng tài trợ cho các phúc lợi y tế công cộng. Đó là nguyên nhân khiến Harare rơi vào danh sách những quốc gia khó sống nhất thế giới.

10 thành phố khó sống nhất thế giới

7. Douala, Cameroon

Theo tổ chức Nông Lương thực quốc tế, chỉ trong một năm, giá lương thực của Cameroon đã tăng chóng mặt, một số loại tăng tới 20%. Mức tăng giá lương thực và nhiên liệu cao đã từng đẩy quốc gia Trung Mỹ này, trong đó có thành phố Douala, rơi vào tình trạng bạo loạn và cướp bóc năm 2008. Hai lĩnh vực được đánh giá thấp nhất của Douala là chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

10 thành phố khó sống nhất thế giới

8. Tripoli, Lybia

Trở thành tâm điểm trong những cuộc giao tranh bạo lực tại Lybia trong năm 2011 và 2014, Tripoli đã bị tàn phá và trở thành một trong số những khu vực sống nguy hiểm nhất thế giới. Thành phố này được đánh giá rất thấp trên các lĩnh vực y tế, môi trường và tính ổn định của nền kinh tế.

10 thành phố khó sống nhất thế giới

9. Abidjan, Bờ Biển Ngà

Dù là một trong những thành phố nói tiếng Pháp lớn nhất thế giới nhưng Abidjan lại có nền kinh tế và chính trị thiếu ổn định, đặc biệt là vấn nạn tham nhũng. Tuy vậy, đây vẫn được dự đoán sẽ chiếm ngôi trong nhón 10 thành phố cận Sahara lớn nhất thế giới, và Abidjan vẫn được nhiều nhà đầu tư để mắt tới.

10 thành phố khó sống nhất thế giới

10. Dakar, Senegal

Thủ đô của Senegal được đánh giá rất thấp về chỉ số sức khỏe và cơ sở hạ tầng. Theo một báo cáo của công ty tài chính quốc tế thuộc WB (IFC), khoảng 65% dân số Senegal không có bảo hiểm y tế. Tổ chức này hiện nỗ lực thực hiện các biện pháp để cung cấp bảo hiểm chi phí thấp cho sinh viên và một bộ phận lao động tại Senegal. Riêng Dakar đã dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng năng lượng mặt trời, một động thái có thể giúp giảm chi phí sinh hoạt lâu dài cho người dân.

Theo Zing

Các tin cũ hơn