Bầu cử Mỹ: Quân bài chốt và những tiểu xảo chính trị

Thứ hai, 07/11/2016, 11:52
Theo truyền thống, các đội ngũ tranh cử ở Mỹ thường ém lại một số “quân bài” chỉ chích đối thủ cho đến tháng 10, ngay trước cuộc bầu cử tháng 11.

Bốn ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống năm 1992, một công tố viên đặc biệt – người của đảng Dân chủ – đã công bố một bản cáo buộc chống lại cựu Bộ trưởng Quốc phòng Caspar Weinberger nhằm làm giảm khả năng trúng cử nhiệm kỳ hai của ứng cử viên George H.W. Bush.

Ông Bush là một Phó Tổng thống dưới thời Ronald Reagan và Caspar là Bộ trưởng Quốc phòng thời đó. Ứng cử viên Tổng thống Bill Clinton đã biến đây thành một vấn đề tranh cử lớn. Cuộc công kích của ông Clinton nhằm vào Weinberger là một nhân tố chính khiến chiến dịch tranh cử của ông Bush phải trả giá. Nhưng điều đáng nói là sau cuộc bầu cử, Weinberger đã được tuyên bố vô tội.

Các ngạc nhiên tháng 10 trong mùa bầu cử năm nay là chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ, có thể vì cả ông Donald Trump và bà Hillary Clinton đều có nhiều “vấn đề cá nhân hoặc chính trị” để bị khai thác hơn là các ứng cử viên Tổng thống từ trước tới nay.

Những ngạc nhiên tháng 10 năm nay khác với trước đây cả về mức độ, cường độ và những tiết lộ lừa dối, và còn khác vì những điều ngạc nhiên này không xuất phát từ đội ngũ tranh cử mà từ những người ngoài cuộc, như Wikileaks, Tổng thống Nga Vladimir Putin, và FBI… Bên cạnh đó, truyền thông chính thống đang đứng về phía bà Clinton trong một nỗ lực nhằm làm ông Trump “trật đường ray”, trong khi truyền thông bảo thủ đang chia rẽ giữa một phe ủng hộ ông Trump và một phe nói không với ứng cử viên này.

Theo truyền thống, các đội ngũ tranh cử ở Mỹ thường ém lại một số “quân bài” chỉ chích đối thủ cho đến tháng 10, ngay trước cuộc bầu cử tháng 11.

Bà Clinton có gần 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dịch vụ công – quãng thời gian kỷ lục cho những hành động bị cho là tham nhũng và khả nghi, đa phần trong số đó giờ đây đã được chứng minh. Tương tự, ông Trump có 30 năm kỷ lục với những hành vi bê bối chống lại phụ nữ và có thể cả những hành vi trái với đạo lý trong việc nộp thuế và kinh doanh. Tỷ lệ không ủng hộ bà Clinton đang ở mức 59%, của ông Trump cũng vậy. Chưa có ứng cử viên Tổng thống nào trong lịch sử nước Mỹ bị chỉ trích nhiều như thế.

Những điều ngạc nhiên của bà Clinton

Ngày 22/7/2016, Wikileaks – một nhóm tin tặc chống lại sự bí mật – đã công bố các bức thư điện tử từ Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ (DNC), cơ quan tổ chức của đảng này.

Các bức thư cho thấy Chủ tịch DNC Debbie Wasserman Schultz đã âm mưu phối hợp với các gián điệp của đảng và đội ngũ tranh cử của bà Clinton để ngăn ông Bernie Sanders – một đối thủ của bà – làm ảnh hưởng đến bà trong cuộc bầu cử nội bộ đảng để chọn ứng cử viên ra tranh cử Tổng thống. Wasserman Schultz đã buộc phải rút lui trong tủi nhục còn bà Clinton cũng “bị thương nặng” vì những tiết lộ thư điện tử đeo bám hàng ngày.

Vào tháng 7, ngay trước Đại hội đảng Dân chủ, Giám đốc FBI James Comey thông báo khép lại cuộc điều tra vụ bà Clinton bị cáo buộc sử dụng một hòm thư cá nhân để trao đổi các công việc nhà nước trong thời gian bà làm Ngoại trưởng (2009-2012) dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Dù ông Comey phát hiện là bà Clinton đã vi phạm luật pháp nhưng ông gọi đây là một sự bất cẩn trong việc quản lý thông tin mật. Bà Clinton, đội ngũ tranh cử của bà, và gần như mọi quan chức đảng Dân chủ đã hoan nghênh ông Comey là “một người hùng quốc gia” vì sự liêm chính và minh bạch đó. Nhưng bức thư điện tử mà FBI gửi Quốc hội đã khiến vụ việc này dai dẳng suốt tháng 7 và tháng 8.

Nhưng tuần trước, ông Comey thông báo mở lại cuộc điều tra về các bức thư điện tử của bà Clinton. Lý do là trợ lý của bà, được mệnh danh là “con gái thứ hai”, Huma Abedin, đã làm việc cho bà từ thời ở Bộ Ngoại giao và hiện đang là phó quản lý đội ngũ tranh cử của bà, chưa giao nộp cho FBI máy tính, máy điện thoại cầm tay và Ipad trong khuôn khổ cuộc điều tra trên.

Các nhân viên FBI trong một cuộc điều tra chồng bà Abedin, cựu nghị sĩ Anthony Weiner, đã phát hiện hàng nghìn thư điện tử của bà có thể đã không được nộp cho FBI.

Ông Weiner đang bị điều tra vì các cáo buộc ông quấy rối tình dục một bé gái trên internet. Giám đốc FBI Comey đã từ một người hùng trở thành tội đồ, khiến hầu hết đảng viên Dân chủ và truyền thông đại chúng chỉ trích ông đang ủng hộ chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Cộng hòa Trump.

Ngày 14/10, Donna Brazile, một bình luận viên CNN cũng là gián điệp của đảng, người đã thay thế ông Wasserman Schultz hồi tháng 7, cũng phải từ chức. Việc rò rỉ thư điện tử từ các tài khoản bị hack của Giám đốc tranh cử John Podesta cho thấy ông Brazile đã bí mật đưa cho bà Clinton gợi ý có lợi về các câu hỏi mà bà sẽ phải trả lời trong cuộc tranh luận trên CNN với ông Sanders trước đây và sau này với ông Trump.

Quỹ Clinton là một quỹ phi lợi nhuận, do nhà Clinton sáng lập để tiến hành các hoạt động nhân đạo trên toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà báo điều tra từ lâu đưa tin về những hoài nghi Quỹ này thực tế là một cỗ máy quyên tiền từ các chính phủ và các tác nhân khác để lót túi cho nhà Bill&Hillary, đổi lại nhiều ân huệ và quyền lợi.

Quỹ trên làm rất ít công tác từ thiện, nhưng lại bị bóp méo để cho phép nhà Clinton thu về 150.000.000 USD và hỗ trợ một nhân viên quỹ này để dùng người đó ủng hộ chiến dịch tranh cử Tổng thống của bà Clinton.

Trong tháng 10, các nhân viên FBI đã tiết lộ với truyền thông rằng họ đã bị Bộ Tư pháp ngăn cản theo đuổi vụ Clinton và Quỹ trên. Họ đã đợi cho đến khi ông Comey thông báo về việc mở lại vụ Clinton mới thực sự lên tiếng.

Nhưng mọi chuyện đã trở nên tồi tệ.

John Podesta, giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Clinton, có một tài khoản thư điện tử bị tổ chức Wikileaks của Julian Assange hack tài khoản đầu tháng 10. Assange đã công bố một cách công khai nhất hàng nghìn bức thư buộc tội bà Clinton, đội ngũ của bà trong 25 ngày qua. Các bức thư cho thấy nhà Clinton và Quỹ của họ đã trao các ưu đãi để đổi lấy hàng trăm triệu USD từ các chính phủ và tập đoàn nước ngoài tìm cách ảnh hưởng lên chính quyền của ông Obama.

Các vụ hack DNC, hai cuộc điều tra thư điện tử của FBI, các vụ hack của Wikileaks, FBI tuyên bố  theo đuổi vụ Quỹ Clinton: Điều ngạc nhiên Clinton là đòn “sỉ nhục” hiệu quả nhất đối với một ứng cử viên Tổng thống từ trước tới nay ở Mỹ. Julian Assange đã thề sẽ đưa bà Clinton vào tù. Hãy chờ xem.

Theo Vietnamnet

Các tin cũ hơn