|
Ngày 1/2, tức mùng 5 Tết, hàng chục nghìn người dân thành phố Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc, kéo về chùa Quy Nguyên để bái Thần Tài. Vì quá đông nên dòng người phải xếp hàng nhiều giờ mới có thể vào được bên trong.
|
Trong văn hóa Trung Quốc, Thần Tài là vị thần cai quản nguồn tiền của, việc làm ăn. Do đó, nhiều người, nhất là những người làm kinh doanh, rất coi trọng ngày sinh của vị thần.
|
Theo CNTV, trong ngày mùng 5 Tết, người dân Trung Quốc dậy sớm dọn dẹp nhà cửa và đốt pháo để xua đi những gì tồi tàn, nghênh đón Thần Tài.
|
Sau đó, người dân đến những nơi rước Thần Tài để đốt nhang, cúng bái, cầu bình an, công việc thuận lợi.
|
Hoạt động cúng bái Thần Tài ở chùa Quy Nguyên diễn ra từ sáng sớm đến tối mịt. Theo Daily Mail, khoảng 600.000 người đã đến cúng Thần Tài trong ngày này.
|
Trong ngày Thần Tài, người Trung Quốc cũng kiêng đến nhà nhau vì sợ mang đến điều xui rủi cho gia chủ. Nhiều người kinh doanh cũng chọn khai trương, bán mở hàng vào dịp này.
|
Những vùng miền tại Trung Quốc cũng có những tập tục khác nhau vào ngày này. Người miền Bắc ăn sủi cảo còn người miền Nam ăn đậu phụ, hy vọng năm mới gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt.
|
Trong ngày mùng 5, các hoạt động rước Thần Tài cũng diễn ra ở nhiều nơi trên khắp Trung Quốc. Theo truyền thống tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô, "Thần Tài" (hóa trang) chúc rượu những người làm kinh doanh, gọi là "rượu đầu đường".
|
Tín ngưỡng Thần Tài không phải đơn nhất. Trải qua thời gian, người Trung Quốc thờ ba vị Thần Tài khác nhau là Thần Tài Bạch Tinh Quân, Thần Tài Âm Phủ và Thần Tài Lưu Hải.
|
Vị thần gắn liền với chữ "phú", tức là giàu có, được thờ phụng quanh năm chứ không chỉ dịp lễ Tết. Trong các bức tranh hay tượng Thần Tài, hình ảnh thỏi vàng thường đi kèm, tượng trưng cho sự ăn nên làm ra.
|
Tại Việt Nam, tín ngưỡng Thần Tài gắn liền với Thổ Địa. Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng.
Theo Zing