Chùm ảnh: Những "nơron thần kinh" của Trái đất

Thứ sáu, 11/05/2012, 16:30
Đồng bằng châu thổ là vùng được hình thành nơi dòng sông chảy vào một đại dương, biển, hồ… làm lắng đọng trầm tích, để lại vẻ đẹp kỳ bí. Các nhà khoa học đã chụp lại hệ thống đồng bằng châu thổ trên thế giới để thấy được vẻ đẹp “chằng chịt” của nó. 

 

>> Thiếu nữ bị mẹ bắt đóng bỉm vì học dốt
>> Tinh trùng gây... tai nạn giao thông

 

Chùm ảnh dưới đây sẽ mang đến bạn cảm giác như lạc vào những "nơron thần kinh" của Trái đất:


Đồng bằng sông Lena ở Nga có tổng diện tích 61.000km2, với 30.000km2 là đồng bằng châu thổ. Đây là một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới.

Đây là vùng đồng bằng châu thổ trong quần đảo Bijagos (Tây Phi) nơi chỉ có 20 trong
số 80 hòn đảo có thể sinh sống. Bức ảnh trông giống như một bức tranh Van Gogh 

Đây là cửa sông Betsiboka ở Madagascar, có thể mang theo nhiều phù sa màu đỏ xuống biển làm xói mòn và gây nhiều thiệt hại cho khu vực.


Vịnh Papua (Papua New Guinea) là khu vực sở hữu đồng bằng châu thổ rộng
400km2 và nắm giữ một vùng biển khoảng 35.000km2, trong đó bờ biển được
bao quanh bởi rừng ngập mặn.

Khatanga - đồng bằng châu thổ ở Siberia (Nga) trông giống như lát cắt
ngoằn ngoèo của một tảng đá.

Đồng bằng sông Yukon (Alaska) có khoảng 25.000 người dân sống xung quanh.
 

Theo Telegraph

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn