Như vậy, số trẻ em thừa cân và béo phì hiện nay đã tăng mạnh, tăng gấp 6 lần so với năm 2000.
Một điều đáng lưu ý là tình trạng này diễn ra không chỉ trẻ ở thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà cả trẻ nông thôn cũng bị thừa cân.
Ở thành phố tỷ lệ trẻ béo phì cao gấp 1,5 lần ở nông thôn. Xu hướng này cũng diễn ra ở người trưởng thành với tỷ lệ 5,6%, tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 50-60.
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong 10 năm trở lại đây giảm với tỉ lệ rất nhỏ (6,5%); tỷ lệ thai phụ quá khổ lại tăng gấp đôi, từ 3% lên 6,4%.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, nguyên nhân của tình trạng trên do cách chăm sóc trẻ chưa đúng. Việc nuôi con bằng sữa mẹ rất có lợi để cải thiện, cân bằng dinh dưỡng của trẻ nhưng hiện nay tại nhiều hộ gia đình chưa được áp dụng đúng dẫn đến trẻ hoặc suy dinh dưỡng thấp còi hoặc béo phì.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người dân khi trẻ tròn 6 tháng tuổi mới nên cho ăn dặm. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều bậc cha mẹ đã cho trẻ khi mới được 3-4 tháng ăn thức ăn cứng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, béo phì...
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên dinh dưỡng là khẩu phần ăn đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng, thực hiện đúng các quy trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Theo Vietnam+