Tết của Người Chămpa

Thứ tư, 16/01/2013, 10:48
Cộng đồng người Chăm tập trung chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang. Lễ hội Katé là Tết của người Chăm và cộng đồng người Chăm không đón Tết Nguyên đán như người Kinh.

Lễ hội Katé còn được gọi là Mbang Katé là một lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm. Đây là một lễ hội dân gian thiêng liêng đặc sắc và rất quan trọng. Là để tưởng nhớ đến những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm tôn vinh làm thần). Thường được tổ chức vào 1 tháng 7 theo lịch của đồng bào Chăm (Khoảng tháng 9-10 dương lịch).

Người dân tập trung tại các đền tháp cổ kính, thưởng thức các điệu múa nhạc dân gian trong kho tàng âm nhạc của người Chăm. Vào ngày lễ chính, toàn thể bà con xa gần đều tề tựu về ba nơi hành lễ, quần áo thật mới mẻ, chỉnh tề.

Các thầy Cả và các bà Bóng ngồi theo phẩm trật, thứ tự cao thấp trong căn nhà dựng trước cửa đền hay cửa tháp. (Những người có quyền sắc và được mọi người tôn trọng làm nhiệm vụ cầu cúng trong lễ hội).

Tet Kate

Nơi diễn ra lễ hội Kate ở Ninh Thuận - Tháp Chàm. Ảnh internet

Vào những ngày lễ, đông đảo đồng bào Chăm từ các nơi dổ về tại ba nơi hành lễ: đó là đền Pô Nưgar, tháp Pô Rômê ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và tháp Pô-Klông-Garai ở thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

Lễ cúng gồm có hoa quả, bánh trái đủ loại, cúng cơm, rượu và thịt. Ba nghi lễ gồm các thầy Cả sư, phó Cả sư, thầy Bà xế, thầy Kè-ke vừa kéo đàn Kanhi (đàn mai rùa) vừa xướng văn tế lễ. Còn các bà Bóng thì lo dâng rượu và múa mừng.

Người Chăm theo 2 đạo chính: Ngành theo đạo Bà-la-môn và ngành theo đạo Hồi. Ngành theo đạo Bà-la-môn rất kiêng cữ thịt bò, còn ngành theo đạo Hồi thì kiêng ăn thịt lợn.

Ngày tết, người Chăm theo đạo Hồi thường đến nhà thờ đạo Hồi vào ngày đầu năm để nghe chức sắc, đọc kinh Coran, cầu nguyện đấng Alah, sau đó các tín hữu ra sông, ra suối tắm tẩy uế những cái xui, cái xấu của năm cũ và rước cái mới, cái tốt lành của năm mới.

champa

Các thiếu nữ Chăm múa hát trong lễ hội Katê. Ảnh internet

Ngày thứ hai trong Tết là ngày dành riêng cho các chức sắc ăn tết tại nhà. Qua ngày thứ ba trở đi, cho đến ngày các ngày tiếp theo thì đến lượt mọi người tổ chức ăn tết, lần lượt từ nhà này sang nhà khác. Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ lựa chọn cho mình một ngày duy nhất trong khoảng thời gian qui định mà thôi.

Họ giết lợn, giết gà vịt, bày đủ loại hoa quả, bánh trái. Trong dịp Tết, người Chăm không có tục kiêng cữ cho nên bạn bè, hàng xóm trong dịp ở xa có thể đến chung vui một cách thoải mái. Trong thời gian ăn Tết, người Chăm còn tổ chức các trò vui chơi như múa quạt, tổ chức đánh cồng chiêng, ca hát uống rượu, bắn cung.

Không như người Kinh tập trung đón Tết trong một vài ngày. Tết của người Chăm kéo dài trong cả tháng tùy theo điều kiện của từng gia đình. Khi mỗi gia đình tổ chức đón Tết, họ thường mời rất nhiều bạn bè và những người trong họ hàng đến để chung vui, chúc tụng nhau.

Theo Baomoi

Các tin cũ hơn