Trong 7 năm tới, khi các nước khác đẩy mạnh năng suất gieo trồng và hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU có hiệu lực, “ngành lúa gạo Campuchia sẽ hoàn toàn bị đổ vỡ.”
Câu chuyện về một doanh nghiệp Việt sớm trở thành đối tác cung ứng cho các doanh nghiệp lớn như Colgate- Palmolive, Sanyo, Konica Minolta, Schneider Electric,.. thậm chí nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc và xuất ngược lại thị trường này khiến nhiều người phải trầm trồ.
Để quảng bá hình ảnh, một cửa hàng đồ ăn nhanh ở Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) mở cuộc thi ăn gà rán kèm khoai tây chiên. Người thắng cuộc sẽ được thưởng 1 triệu đồng.
Mới đây hãng nước khoáng Aquafina nổi tiếng đã thêm dòng chữ PWS vào nguồn nước sử dụng để đóng chai bán trên thị trường Mỹ, chính thức thừa nhận rằng nước trong chai được lấy từ nguồn nước lã công cộng.
Cổ phiếu của các doanh nghiệp này nếu bán thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mua vì đây đều là những thương hiệu tốt, hấp dẫn nhà đầu tư. Và điều còn lại quan trọng đó là chúng ta sẽ bị mất đi thương hiệu Việt.
Chính phủ vừa quyết định thoái vốn toàn bộ khỏi 10 doanh nghiệp lớn, trong đó có Vinamilk – được mệnh danh là “quả trứng vàng” tỷ đô. Tuy nhiên, câu chuyện bán theo hình thức nào, thông qua sàn chứng khoán, đấu giá toàn bộ cổ phần, hay nới room để tăng quyền sở hữu đang là vấn đề được nhiều chuyên gia đưa ra bàn luận sôi nổi hiện nay.
Cho dù các chuyên gia lẫn các nhà quản lý cảnh báo chăn nuôi là một trong những ngành chịu thiệt thòi nhất khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì trên thực tế, hoạt động chăn nuôi vẫn đang mở rộng khá nhanh, nhất là tại Đồng Nai - địa phương có tổng đàn gia súc lớn nhất nước.
Thua lỗ, âm vốn nhưng lại "làm cao", cò kè mặc cả, ngân hàng yếu kém đã làm tuột mất cơ hội vàng "bán mình" cho đối tác ngoại, buộc Ngân hàng Nhà nước phải ra tay. Theo nhiều chuyên gia, sau khi được NHNN mua lại với giá 0 đồng, cơ hội phục hồi các ngân hàng này là trong tầm tay.
Vinamilk giống như hotgirl, chính vì thế phải tìm đến những đại gia, những nhà đầu tư lớn, lãnh đạo một DN sữa nội ví von khi được hỏi về cổ phiếu VNM khi Nhà nước thoái vốn.
Theo tỉnh trưởng tỉnh Saitama (Nhật Bản) Ueda Kiyoshi, các doanh nghiệp Nhật coi Việt Nam là thị trường được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược hợp tác đầu tư ở nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực thế mạnh như sản xuất phụ tùng ôtô, linh kiện điện tử, kính quang học…
Mỗi khi sản phẩm Apple được đưa về tới Việt Nam thì giá của chúng đều được nâng lên mức kỷ lục. Nhưng chưa có năm nào mà giá thành lại biến động nhanh và mạnh như hai chiếc iPhone 6s và iPhone 6s Plus.
Dù là dòng smartphone được ưa chuộng nhất từ trước đến nay nhưng mức giá của nhà “Táo khuyết” luôn khiến cho nhiều tín đồ iFan phải cân nhắc. Do đó, hàng xách tay nổi lên như một lựa chọn tiềm năng cho những người muốn sở hữu chiếc iPhone với mức giá hợp lý.
Vựa nuôi tôm hùm trên quê hương Hải đội Hoàng Sa đã đến mùa thu hoạch, tuy nhiên giá lại giảm từ 800.000 - 1,1 triệu đồng/kg, khiến người nuôi tôm hùm bị thua lỗ nặng, phải nuôi cầm chừng chờ giá tăng trở lại.
Ngày 24/10, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường thông qua giao dịch sáp nhập Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex - Viettel (VVF).
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific- IPP) được giới truyền thông gọi với danh xưng vua hàng hiệu tại Việt Nam.
Đằng sau cuộc đàm phán quyết định kéo dài một giờ với quỹ đầu tư ngoại là những ngày chuẩn bị gian nan mà nữ đầu bếp - doanh nhân trẻ Đào Chi Anh phải trải qua trên hành trình gọi vốn.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện đang nắm giữ phần vốn tại 10 doanh nghiệp lớn với tổng số khoảng 3 tỷ USD. Theo yêu cầu của Chính phủ, sắp tới SCIC sẽ tiến hành thoái vốn, dự báo sẽ có một làn sóng các nhà đầu tư săn đón.
Ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Ủy ban T.Ư MTTQ VN và Ngân hàng Thế giới (WB) đồng tổ chức hội thảo 'VN trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới sau năm 2015'.