Bạn có thể nghĩ rằng mình đang quá say mê chơi Pokemon GO vì bạn yêu nuôi dưỡng những sinh vật Pokemon lớn lên. Nhưng đó nhiều khả năng không phải là lý do duy nhất.
Khả năng tương tác với thế giới thực chính là sức hấp dẫn của AR
Có một lời giải thích khoa học lý do tại sao ứng dụng Pokemon GO trở thành trò chơi gây nghiện chỉ sau một vài ngày ra mắt chính thức.
Theo Business Insider, nguyên nhân khiến Pokemon GO gây nghiện cho người chơi chính vì đây là một game dựa trên công nghệ tăng cường thực tế ảo (Augmented Reality). AR hoạt động bằng cách chồng các yếu tố ảo, trong trường hợp này sinh vật Pokemon cần được thu thập, qua các yếu tố thực tế của cuộc sống. Bạn thực sự thấy môi trường xung quanh mình thông qua máy ảnh của điện thoại. Trên môi trường thực tế đó, các sinh vật Pokemon sẽ xuất hiện.
Đó là lý do đủ để làm cho bạn tò mò xem những gì sẽ xảy ra tiếp theo, mặc dù các nội dung trong game chỉ là cơ bản. Sau một thời gian, bạn sẽ khó tìm được thêm sinh vật, nhưng cho đến khi điều đó xảy ra, bạn thật khó để có thể cai nghiện game này.
Trước đó, vào năm 2013, một nghiên cứu được đưa ra bởi các nhà tâm lý học và khoa học tại Mỹ nói rằng, AR có thể trở nên rất dễ gây nghiện.
“AR không tách người sử dụng khỏi môi trường thực tế của mình, nhưng thay vì sử dụng môi trường thực tế, các nội dung đã được biến đổi. Hiệu ứng này có thể gây ra một mức độ cao của sự ngạc nhiên và tò mò của người sử dụng”, nghiên cứu cho biết.
Dù thế nào đi chăng nữa, tương tác AR quá nhiều có thể không tốt cho trí não của bạn, vì vậy hãy biết điều độ việc sử dụng nội dung AR, chẳng hạn như Pokemon GO. Ít nhất, sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ khiến bạn phải chăm chỉ sạc pin cho smarpthone hơn.