|
Cây ổ kiến sống bám trên các cây thân gỗ lớn, có thân phình thành củ lớn, mặt ngoài sần sùi, thoạt nhìn trông như một khối u dị dạng xuất hiện trên thân cây chủ.
|
|
Nhìn kĩ bề mặt khổi u, có thể thấy các cửa hang, là lối ra vào tổ của các chú kiến.
|
|
Bổ dọc thân cây, những đường hầm xuất hiện chằng chịt với hàng vạn con kiến và ấu trùng.
|
|
Đây là mối quan hệ cộng sinh được hình thành sau quá trình tiến hoá lâu dài trong giới tự nhiên.
|
|
Trong mối quan hệ này, cây là nơi trú ẩn an toàn cho kiến, trong khi kiến tha mùn, thải phân làm nguồn nuôi dưỡng cây và bảo vệ cây trước sự xâm nhập của các loại côn trùng có hại.
|
|
Từ khi còn non, cây ổ kiến đã có phần thân phình to. Tuy nhiên, lúc này chúng chưa “bắt tay” với loài kiến mà chỉ sống nhờ dưỡng chất trên cây chủ.
|
|
Khi lớn lên, nguồn dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, trong thân cây dần dần hình thành các lổ hang, đồng thời tiết ra những chất quyến rũ loài kiến đến làm tổ. Cuộc cộng sinh giữa kiến và cây bắt đầu từ lúc đó.
|
|
Từ nhiều thế hệ, đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã dùng cây ổ kiến như một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
|
|
Do số lượng ngày càng ít, hiện nay cây ổ kiến đã được đưa vào Sách Đỏ Việt nam.
|
|
Trên phương diện quốc tế, đây là một loài cây được giới sưu tầm cây cảnh ưa chuộng vì dáng vẻ kỳ lạ của mình.
|