Những cái chết thảm dưới bánh xe buýt ở Sài Gòn

Thứ năm, 20/03/2014, 16:53
TP.HCM sử dụng xe buýt để giảm thiểu tai nạn giao thông, tránh ùn tắc nhưng chính phương tiện này lại trở thành “hung thần đường phố”, gây ra nhiều tai nạn chết người.

Theo Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM, trong năm 2013 trên địa bàn xảy ra 62 vụ tai nạn liên quan đến xe buýt, tăng 2 vụ so với năm trước, trong đó có nhiều vụ gây chết người.

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2013 cả nước đã xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người.

Nguyên nhân do đường chật, chưa có làn dành riêng cho xe buýt... Tuy nhiên, lý do lớn nhất là có nhiều xe buýt phóng nhanh, đột ngột tấp vào trạm để đón khách hoặc trả khách nên gây tai nạn cho người dân.

Trong năm 2010, liên tiếp trong 2 ngày xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe buýt gây ra, làm chết 2 người. Vào trưa 11/5/2012, trước Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức (đường Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức), xe gắn máy BKS 53X5 do anh Phạm Ngọc Tấn (19 tuổi, ngụ phường Trường Thọ) điều khiển, lưu thông từ hướng chợ Thủ Đức ra xa lộ Hà Nội.

Khi đến địa điểm trên, xe của Tấn va chạm với xe đạp điện của em Kiều Thị Minh Thư (21 tuổi, ngụ Phước Long B, quận 9) chạy chiều ngược lại khiến cả hai ngã xuống đường.

Sau cú ngã, anh Tấn bị xe buýt cán chết tại chỗ.

Chưa kịp đứng dậy thì bất ngờ xe buýt BKS 53N do tài xế Lưu Hoàng Minh (57 tuổi, quê Long An) điều khiển chạy từ hướng chợ Thủ Đức ra xa lộ Hà Nội lao tới, cán qua người Tấn khiến em chết tại chỗ.

Từ đầu năm 2014 đến nay đã có 12 vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe buýt, làm 4 người ở TP.HCM thiệt mạng. Để giảm thiểu tai nạn do xe buýt gây ra ông Tất Thành Cang, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, đề xuất giải pháp giảm xe buýt lớn, tăng xe buýt nhỏ. Trước đó, năm 2008, TP.HCM đã “khai tử" 706 chiếc xe buýt 12 chỗ (cỡ nhỏ) để đưa xe buýt 50 chỗ vào vận hành.

Khoảng 10h ngày 11/4/2011, một xe buýt khi chạy tới ngã tư 3 tháng 2 - Cao Thắng (phường 11, quận 10, TP.HCM) bất ngờ đâm thẳng vào 2 ô tô và xe máy đang dừng chờ đèn đỏ phía trước, một phụ nữ bị hất văng khoảng 2m, nguy kịch. Tại hiện trường, cả đoàn xe bị nạn dồn ứ vào nhau.

Vào khoảng 13h30 ngày 5/12/2012 trên đường Âu Cơ (phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM) anh Hồ Đắc Hưng (SN 1992, ngụ Tân Bình, TP.HCM) bị xe buýt cán ngang người tử vong tại chỗ.

Theo một số người dân, vào thời điểm trên, anh Hưng điều khiển xe gắn máy lưu thông theo hướng quận 11 về Tân Bình. Khi đến đoạn đường Âu Cơ (gần đường Nguyễn Hồng Đào, phường 14, quận Tân Bình 50m) thì xảy ra va chạm với chiếc xe buýt mã số 23, BKS 53N chạy tuyến ngã 3 Giồng - Chợ Lớn. Cú va chạm mạnh làm anh Hưng lọt vào gầm xe buýt, chết tại chỗ.

Cách đó không xa, cùng trên đường Âu Cơ (đoạn cách giao lộ đường Lạc Long Quân khoảng 100m thuộc địa bàn phường 14, quận 11), chiếc xe buýt mã số 27 chạy tuyến An Sương - Chợ Lớn đã cán nát tay một cô gái trẻ.

Hiện trường vụ xe buýt cán chết nam thanh niên.

Trước đó, vào ngày 27/3/2012, trong khi đi mua đồ chơi, bé trai chết thảm dưới gầm xe buýt. Vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại đường Độc Lập, phường Tân Thành, quận Tân Phú. Vào thời điểm trên, xe buýt BKS 53N chạy tuyến chợ Tân Hương - Đại học Quốc tế khi đến trước nhà số 214 Độc Lập thì gặp một bé trai băng ngang qua đường. Tài xế xe buýt không kịp xử lý tình huống nên chiếc xe cán ngang người khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 17h ngày 1/1/2013 trên đường Nguyễn Thị Tú đoạn thuộc phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM làm bà Trương Thị Sáu (52 tuổi, quê Hậu Giang) chết tại chỗ cũng gây bức xúc cho nhiều người.

Vào thời điểm trên, bà Sáu điều khiển xe máy lưu thông trên đường Nguyễn Thị Tú về khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Khi đi ngang qua khu phố một thuộc phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, bà bị một thanh niên điều khiển xe máy chạy cắt qua mặt. Dù không va chạm nhưng do bà Sáu thắng gấp nên bị té xuống đường.

Đúng lúc đó, chiếc xe buýt số hiệu 48 chạy tuyến Bà Điểm - Vĩnh Lộc trờ tới cán qua người, khiến bà này tử vong tại chỗ. Tài xế xe buýt đã bỏ xe rời khỏi hiện trường ngay sau đó.

Xe buýt cán chết bé trai 8 tuổi.

TS Nguyễn Hữu Nguyên - Đại học KHXH và NV TP.HCM: Đường hẹp nhưng xe quá lớn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn xe buýt tại TP.HCM thời gian qua, nhưng nguyên nhân sâu xa và đáng bàn nhất là hạ tầng và tổ chức giao thông.

Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, TP hiện có hơn 7.000km đường giao thông nhưng chỉ có khoảng 1/3 trong số đó, tức 2.000km, là đường rộng cho xe buýt chạy được. Còn lại khoảng 5.000km là đường nhỏ và đường hẻm.

Con số 7.000km, theo tôi, mới chỉ đạt được 7-9% diện tích tự nhiên dành cho giao thông, trong khi tiêu chuẩn của thế giới và tiêu chuẩn của các đô thị hiện đại là trên 20-30%. Số vụ kẹt xe, số tai nạn tỉ lệ nghịch với con số này. Diện tích dành cho hạ tầng càng ít, càng thấp thì số vụ tai nạn càng tăng.

Nghịch lý của chúng ta là đường ít và hẹp nhưng lại thích làm xe buýt to. Như vậy là không thích hợp. Đặc điểm đường sá của chúng ta hiện nay không đủ rộng để phân những tuyến đường độc lập dành cho xe buýt. Do đó cần phải tổ chức lại cơ cấu phương tiện giao thông vận tải. Tức là các loại hình phương tiện với nhiều loại kích cỡ khác nhau để đảm bảo cho từng đặc điểm của từng khu vực.

Tôi cho rằng TP.HCM cần phục hồi các phương tiện nhỏ như xe lam tuk tuk, xe buýt nhỏ loại 10-12 chỗ. Khi đó sẽ có nhiều người dân bỏ xe máy ở nhà để đi bộ vài chục mét ra các tuyến đường nhỏ, đường hẻm đi xe buýt nhỏ. Chứ hiện giờ người ta không thể đi bộ hàng kilômet để ra ngoài đường đi xe buýt. (Theo Tuổi Trẻ).

Bài 2: Những hình ảnh xấu xí của xe buýt ở Sài Gòn

Theo Zing

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích