Kinh hoàng hàng loạt người chết trên bàn nhậu

Thứ sáu, 13/12/2013, 14:27
“Trai vô tửu như kỳ vô phong” đã trở thành một quan niệm đáng sợ trong các bữa tiệc của người Việt. Không hiếm các trường hợp con mất cha, vợ mất chồng sau những chén rượu ê hề nhưng dường như những chuyện buồn vì “ma men” vẫn chưa thể dừng lại.

Sáu người chết vì "Rượu nếp 29 Hà Nội"

Những vụ ngộ độc sau khi uống rượu dán nhãn “Rượu nếp 29 Hà Nội” tại Quảng Ninh khiến 6 người tử vong chỉ trong thời gian ngắn đã dư luận người bàng hoàng.

Chết thảm, chứng minh, rượu, hậu quả, nguyên nhân, quan niệm
Một bệnh nhân ngộ độc rượu do uống “Rượu nếp 29 Hà Nội” tại bệnh viện (Ảnh: Tiền phong)

Theo đó, từ ngày 29/11 đến 11/12/2013, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xảy ra 4 vụ ngộ độc rượu, làm chết 6 người. Những người này đều dùng rượu được đóng trong can nhựa loại 2 lít, nhãn mác bên ngoài ghi “Rượu nếp 29 Hà Nội”, của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10/2013.

Kết quả kiểm định các mẫu rượu thu được từ các vụ trên cho thấy hàm lượng metanol và etanol trong rượu đều chiếm thể tích từ 80% đến trên 98% (vượt 1.600 đến trên 1.900 lần giới hạn cho phép theo TCVN 7044:2009).

Chết vì cố chứng minh rượu… bổ

Một vụ ngộ độc rượu thuốc xảy ra ở Lâm Đồng vào trưa 10/9/2013 lại xuất phát từ lý do rất hy hữu. Nạn nhân là ông Nguyễn Quang Hướng (54 tuổi) trú tại thị trấn Nam Ban, Lâm Hà, Lâm Đồng, nhập viện trong tình trạng hôn mê, co cứng tay chân, khó thở.

Trước đó, ông Hướng uống một ly rượu ngâm gói thuốc bắc là rễ cây mật nhân do một người bạn tên Sang (51 tuổi) tặng.

Khi thấy ông Hướng có những triệu chứng trên, gia đình đã gọi điện cho ông Sang và để chứng minh rượu của mình tốt, bổ không có vấn đề gì, ông Sang uống liền 3 ly. Sau khi uống ít phút, ông Sang cũng lâm tình trạng nguy kịch và tử vong sau đó

Năm người một xã chết liên tiếp

Thảm họa chết người hàng loạt từ việc uống rượu cũng từng xảy ra ở xã Phước Vinh, Ninh Phước, Ninh Thuận vào tháng 5/2013.

Chết thảm, chứng minh, rượu, hậu quả, nguyên nhân, quan niệm
Một góc Liên Sơn 2, xã Phước Vinh với trẻ con nheo nhóc sau khi hàng loạt người tử vong vì uống rượu (Ảnh: Dòng đời)

Những người này đều uống rượu mua tại các tiệm tạp hóa trong xã Phước Vinh. Sau khi uống họ có biểu hiện nôn ói, tím tái người, co giật rồi chết rất nhanh. Số người bị ngộ độc rượu tử vong hầu hết không biết bị ngộ độc, tưởng say rượu nên cứ nằm ở nhà dẫn đến chết.

Ngoài ra, 4 người khác ở địa phương cũng phải cấp cứu tại bệnh viện với những triệu chứng tương tự như số người đã chết do uống rượu.

Tiệc vui thành thảm kịch

Không ít đám vui đã kết thúc bằng chuyện buồn chỉ vì quan niệm "thiếu rượu mất vui" của người Việt. Chuyện của gia đình anh Giàng Seo Phử, xã Cốc Ly, Bắc Hà, Lào Cai là một chuyện như vậy.

Chết thảm, chứng minh, rượu, hậu quả, nguyên nhân, quan niệm
Bà Di - mẹ của 2 con trai chết vì ngộ độc rượu. (Ảnh: báo Lào Cai)

Ngày 26/6/2013, nhà anh Giàng Seo Phử tổ chức lễ đặt tên con theo phong tục của người Mông. Gia đình anh đã làm cơm và mua rượu ngô ở chợ Cốc Ly mời anh, em họ hàng đến ăn.

Trong bữa ăn trưa hôm đó có khoảng 50 người cùng ăn cơm và uống rượu. Sau khi tan tiệc, anh Lử và anh Lổ (anh trai anh Phử) đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.  Qua nhận định ban đầu, đây là vụ ngộ độc rượu, do người dân uống quá nhiều rượu vì vậy ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Ngày vui bỗng chốc trở thành ngày đại tang của gia đình. Bà Di, mẹ 2 nạn nhân, cho biết: “Nhà bà có 5 người con trai, bây giờ 2 đứa đã chết rồi, sao số tôi khổ thế, chồng cũng chết vì rượu, bây giờ đến hai đứa con cũng chết vì rượu.”.

Món rượu thuốc khiến hàng chục người nhập viện

Chuyện lạ lùng xảy ra vào trưa 7/1/2012, tại đám giỗ nhà ông Huỳnh Giống, ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định khi nhiều người đến ăn giỗ đang uống rượu thì ngã gục xuống bàn hàng loạt.

Hơn 20 người được đưa đi cấp cứu tại, trong đó một người đã chết là ông Nguyễn Xuân Tùng (61 tuổi, ở xã Ân Tín) và bốn người khác bị ngộ độc nặng.

Theo thông tin người nhà cho biết, rượu ông Giống đem ra đãi khách là loại rượu ông tự ngâm cây ba kích (loại cây mọc trên núi được cho là kích ăn, kích ngủ, cường dương bổ thận). Những người trên uống đến ly thứ ba thì bị ngộ độc.

Được biết năm nào giỗ ông Giống cũng đãi khách bằng “rượu quý” này.

Lâm Đồng: Ba người tử vong vì “ma men”

Tháng 10/2011, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cũng tiếp nhận cấp cứu hàng chục trường hợp liên quan vụ ngộ độc rượu tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, trong đó 3 người đã tử vong.

Anh Ha Nghin, một bệnh nhân phải nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc cho biết, cuộc nhậu có 8 người. Họ đã uống rượu thuốc mua ở một quán tại xã Đạ Ròn.

Tại Bình Định vào tháng 10/2006 cũng đã có trường hợp chết người vì thi… uống rượu. Vụ việc xảy ra tại địa bàn xã Cát Hải, Phù Cát, Bình Định. Ông Nguyễn Ấn (41 tuổi, trú tại Cát Hải) và ông Nguyễn Ghé (50 tuổi, cùng trú tại địa phương trên) đã tổ chức thi... uống rượu.

Hai ông đã đến nhà ông Nguyễn Họp mua 2,5 lít rượu loại rượu (loại rượu đế). Khi cuộc thi kết thúc, cả hai ông Ấn và Ghé đều bị nhiễm độc rượu với mức độ nặng.

Ông Ghé đã chết trên đường đi cấp cứu, còn ông Ấn bị hôn mê, nguy kịch.

Theo VNN

Các tin cũ hơn