Bùng phát căng thẳng Nhật-Hàn vì chuyện “Những phụ nữ mua vui”

Thứ ba, 01/07/2014, 07:17
Chính phủ Hàn Quốc đã gây áp lực với Thư ký văn phòng Nội các Nhật Bản Yohei Kono, buộc ông này ngay từ năm 1993 phải ngỏ lời xin lỗi về cái gọi là "những phụ nữ giải khuây”, tức là những phụ nữ Triều Tiên bị cưỡng ép đưa tới phục vụ binh sĩ Nhật trong các nhà thổ, theo đài Nga.

Chính phủ Hàn Quốc đã gây áp lực với Thư ký văn phòng Nội các Nhật Bản Yohei Kono, buộc ông này ngay từ năm 1993 phải ngỏ lời xin lỗi về cái gọi là "những phụ nữ giải khuây”, tức là những phụ nữ Triều Tiên bị cưỡng ép đưa tới phục vụ binh sĩ Nhật trong các nhà thổ, theo đài Nga.

Bùng phát căng thẳng Nhật-Hàn vì chuyện “Những phụ nữ mua vui”

Những phụ nữ Hàn Quốc bị quân đội Nhật bắt ép làm nô lệ tình dục hồi Thế chiến thứ II biểu tình đòi lại công lý. Ảnh AFP

Tuyên bố liên quan đến vấn đề này của Chính phủ Nhật Bản cách đây vài ngày có thể dẫn đến sự bùng phát nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa Tokyo và Seoul, theo Đài Tiếng nói nước Nga.

Có vẻ là Tokyo đã quyết định xét lại thái độ của mình đối với cái gọi là “Tuyên bố Kono", trong đó Nhật Bản từng thừa nhận trách nhiệm trực tiếp của mình trong việc buộc những phụ nữ Triều Tiên thành “gái mua vui” trong những năm Thế chiến II.

Bây giờ người Nhật công bố rằng những ngôn từ trong tuyên bố năm xưa đã xuất hiện dưới sức ép của Seoul. Tokyo cũng tỏ ra nghi vấn một số lời khai, từng là cơ sở cho "Tuyên bố Kono".

Câu chuyện này có thể được giải thích theo một cách duy nhất: Giới lãnh đạo chính trị Nhật Bản đang tìm cách tách rời khỏi "Tuyên bố Kono”, điều mà vốn lâu nay là nguyên nhân chọc giận phái dân tộc chủ nghĩa cánh hữu, bất kể phải đối lấy cái giá là bùng phát quan hệ xấu đi của mối quan hệ với Hàn Quốc.

Trên thực tế, chẳng mấy quan trọng rằng tuyên bố về áp lực của các nhà ngoại giao Hàn Quốc đúng đắn đến đâu. Chẳng qua họ đang cố gắng để nhận được hồi đáp từ đối tác Nhật Bản lời tuyên bố theo kiểu từng chứa đựng "Tuyên bố Kono".

Tuy nhiên, điều này không có ý nghĩa đặc biệt, dù chỉ vì công thức ngôn từ thường phản ánh thực tại lịch sử.

Các sử gia đều rõ rằng trong cáo buộc mà những vùng thuộc địa cũ nêu ra nhằm chống lại các đế chế cai trị không hiếm khi có ít nhiều cường điệu.

Và trong tư liệu tố cáo của các đối tượng dân tộc chủ nghĩa Triều Tiên chống lại Nhật Bản hẳn cũng không phải là tuyệt nhiên không sai lệch.

Tuy nhiên, số phận bi thảm của "những phụ nữ mua vui" là chuyện hy hữu trong lịch sử thế giới.

Mặc dù quân đội một số nước cũng tạo ra mạng lưới các nhà thổ phục vụ binh lính, nhưng tập hợp dồn ép nhiều phụ nữ từ vùng lãnh thổ chiếm đóng phải làm “nô lệ tình dục” tập thể là hành động man rợ chưa từng thấy, là tội ác chiến tranh nghiêm trọng nhất.

Thực tế đó rất rõ ràng, và mọi toan tính biện minh nhằm bạch hóa hành động của tướng lĩnh quân phiệt Nhật Bản đương nhiên không thể không khơi dậy sự phẫn nộ.

Có thể nhớ lại câu nói của Talleyrand, mô tả một trong những hành động của Napoleon khi chinh phạt nước ngoài: "Đây không đơn giản là tội phạm, đó là sai lầm".

Cố gắng xét lại vấn đề "những phụ nữ mua vui" không chỉ đơn thuần là nỗ lực phủ nhận một trong những tội ác chiến tranh ghê tởm nhất của thế kỷ XX. Mà đó là sai lầm gây tổn hại nghiêm trọng cho lợi ích chiến lược của bản thân nước Nhật Bản.

Tuy nhiên dường như Tokyo không nhận ra điều này. Một phần quan trọng của cộng đồng Nhật Bản hiện trong cơn say mê dân tộc chủ nghĩa. Nhiều người tưởng rằng, cuối cùng, Nhật Bản sẽ thành một "quốc gia bình thường".

Tuy nhiên, trên thực tế hành động của Chính phủ và tư tưởng tân chủ nghĩa dân tộc đang dẫn tới kết quả hoàn toàn khác: Nhật Bản không trở thành quốc gia bình thường, mà thành một đất nước bị xa lánh cô lập.

Đa số các nước láng giềng của Nhật Bản thiên về hướng nghi ngờ bất cứ điều gì phảng phất giống với sự hồi sinh chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Đáng tiếc thay, bây giờ cách hành xử của Tokyo lại tương hợp với định kiến ​​tiêu cực về Nhật Bản trong con mắt các láng giềng.

Hệ quả là tuyên ngôn dân tộc chủ nghĩa càng làm suy giảm vị thế địa chính trị chiến lược của Nhật Bản.

Phái dân tộc chủ nghĩa có thể cho rằng khi phô trương cho thế giới thấy sự cứng rắn thì họ sẽ nhận được sự ủng hộ của nhân dân trong nước, do vậy chẳng cần lo ngại xem người Triều Tiên và các láng giềng khác nghĩ về Nhật Bản thế nào.

Tuy nhiên, cơn hưng phấn dân tộc chủ nghĩa rồi sẽ qua đi, để lại sau đó là vị đắng chát và vô số vấn đề nan giải, vẫn theo Đài Tiếng nói nước Nga.

Theo Tin Tức Online

Các tin cũ hơn