Cà rốt: Có tác dụng kết dính và giải độc thủy ngân, giảm nồng độ và loại trừ nhanh chóng các ion thủy ngân trong máu.
Khổ qua: Đa phần thực phẩm có vị đắng đều có tính giải độc. Khổ qua giúp giải nhiệt, thanh lọc và làm sáng mắt. Đối với người tiểu đường thì khổ qua có thể giúp ổn định đường huyết. Trong khổ qua còn có một dạng protein có thể phòng ngừa ung thư, kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, loại trừ độc tố.
Táo: Ruột là cơ quan có chức năng bài tiết độc tố khỏi cơ thể, nếu đường ruột yếu các độc tố sẽ tích tụ lại và bị hấp thụ ngược trở lại vào máu. Táo có một lượng chất xơ đủ để kết dính và ngăn ngừa độc tố phát tán.
Dưa chuột: Bộ ba cơ quan có chức năng lọc máu - bài tiết chất cặn bã gồm gan, thận và ruột, trong đó thận có vai trò quan trọng nhất: thanh lọc độc tố trong máu, cặn bã từ quá trình phân giải protein và thải ra ngoài qua nước tiểu. Dưa leo không những có tính năng lợi tiểu, làm sạch niệu đạo giúp quá trình thải nước tiểu tốt hơn mà còn hỗ trợ giải độc phổi.
Nấm mèo: Đối với những người tiếp xúc nhiều vải sợi, bông... thì ăn nhiều nấm mèo có thể giúp loại trừ chất có hại từ chất keo. Nấm còn giúp lọc máu, hạ cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch và làm sạch hệ tiêu hóa.
|
Trái hồng: Có nhiều chất xơ và khoáng chất, nhất là potassium nên vừa có tác dụng làm sáng da vừa giúp chuyển hóa.
Trà xanh: Có khả năng kích thích sự miễn dịch, chống ô xy hóa, ngăn ngừa ung thư và tác động giải trừ độc tố rất cao.
Tỏi: Có tính kháng viêm cao, ngăn ngừa các chứng xơ vữa động mạch, giảm tỷ lệ cholesterol “xấu” và giảm thiểu nồng độ chì trong cơ thể.
Đậu xanh nguyên vỏ: Có tính giải độc cao, nhất là đối với các nhiễm độc do kim loại nặng, thuốc trừ sâu tồn dư trong thực phẩm.
Nho và hạt: Hỗ trợ gan trong quá trình trung hòa và giải trừ độc tố trong cơ thể, giúp tái tạo máu, đánh tan độc tố trong mô mỡ - nguyên nhân dẫn đến viêm mô mỡ thừa.
Như vậy, ngoài ngon miệng thì các thực phẩm kể trên còn có thể giúp “trả lại” cho chúng ta một cơ thể tràn đầy khỏe khoắn.
Theo Thanhnien