Từ bi kịch cô gái Việt bỏ mạng xứ người: Lời kể thảng thốt của người đi xuất khẩu lao động chui

Thứ hai, 29/12/2014, 10:25
Sau cái chết đau đớn của cháu gái nơi xứ người, anh Quang mới sực tỉnh và bỏ hẳn ý định quay lại nước Nga theo con đường xuất khẩu lao động chui. 

Cả họ cùng đi lao động "chui"

Chị Thái Thị Trinh (20 tuổi - quê xóm 3, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) sang Nga bằng con đường du lịch rồi trốn ra ngoài đi làm thuê. Cũng vì sang làm việc bằng con đường "chui lủi", khi công an nước sở tại đến kiểm tra thì chị cùng 23 người khác trốn ra ngoài.

Đến khi quay trở về, không thấy chị Trinh đâu, mọi người mới đổ xô đi tìm. Sáng hôm sau, chị Trinh được tìm thấy trong rừng trong tình trạng nguy kịch. Mặc dù được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng chị Trinh đã tử vong.

Nguyên nhân được người nhà chị Trinh cho biết, chị trốn chạy công an khi trên người mặc một chiếc áo lao động mỏng, trong khi trời bên ngoài lạnh cóng khiến sức khỏe chị suy giảm.

Từ bi kịch cô gái Việt bỏ mạng xứ người: Lời kể thảng thốt của người đi xuất khẩu lao động chui
Di ảnh Thái Thị Trinh ở quê nhà.

Cùng đợt đi sang Nga với chị Trinh có anh Thái Duy Quang người trú xóm 6, xã Xuân Thành, người nạn nhân Trinh gọi bằng cậu.

Đến khoảng tháng 11/2014, do công việc gia đình, anh Quang quay trở về nước sớm hơn dự kiến.

Anh Quang kể lại giây phút bàng hoàng khi nghe tin cháu gái bỏ mạng nơi xứ người: "Gia đình khó khăn, vừa rồi tôi được con đưa sang bên Nga làm nhằm kiếm chút tiền trang trải gia đình. Lúc đi có nhiều người, tất cả đều là anh em, trong đó có cả vợ và con tôi. Do bố ở nhà ốm đau nên tôi phải trở về nước trước. Khi tôi về chưa đầy một tháng thì bàng hoàng nghe tin cháu tử nạn."

Từ bi kịch cô gái Việt bỏ mạng xứ người: Lời kể thảng thốt của người đi xuất khẩu lao động chui Lúc chúng tôi lên máy bay là 12 người, tất cả đều anh em họ hàng. Sang đến Nga kết hợp đồng với những người khác có hộ khẩu cũng ở huyện Yên Thành và huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Tổng cộng có khoảng 40 người, sinh hoạt như một đại gia đình. Từ bi kịch cô gái Việt bỏ mạng xứ người: Lời kể thảng thốt của người đi xuất khẩu lao động chui
Anh Thái Duy Quang

Cũng theo lời anh Quang, để sang được Nga, mỗi người bỏ ra số tiền 39 triệu đồng. Trong số này có 30 triệu tiền công ty ở Hà Nội đưa đi cho mượn, 9 triệu người đi phải bỏ. Sau đó giấy tờ, hộ chiếu ra nước ngoài đều do công ty "xử lý".

Tấm hộ chiếu của anh được cấp dưới hình thức đi du lịch và có thời hạn ba tháng. Tuy nhiên, khi sang đến Nga thì anh cùng những người khác có người đón sẵn, đưa đến nơi làm việc.

"Lúc chúng tôi lên máy bay là 12 người, tất cả đều anh em họ hàng. Sang đến Nga kết hợp đồng với những người khác có hộ khẩu cũng ở huyện Yên Thành và huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Tổng cộng có khoảng 40 người, sinh hoạt như một đại gia đình" - anh Quang kể lại.

Công việc chính của mọi người là thu hoạch rau (hành, thì là...), còn công đoạn làm đất và trồng đều có hệ thống máy móc hiện đại xử lý. Tiền công được tính theo khả năng làm việc của mỗi người, làm nhiều thu nhập cao hơn.

Do đặc thù về thời tiết ở đây, rau được trồng phân làm hai mùa ấm và rét. Mùa ấm trồng ngoài trời với diện tích lớn, mùa rét rau được trồng bên trong nhà kính và luôn đảm bảo nhiệt độ từ 20 đến 25 độ C. Công việc luôn dồn dập, hết lứa này đến lứa khác, hết thu hoạch loại này sang thu hoạch loại khác, chỉ sợ không có sức khỏe để "cày".

Dường như tất cả đều biệt lập với môi trường bên ngoài, một phần cố gắng làm việc tăng thu nhập. Mặt khác ra đường sợ không biết giao tiếp với người nước ngoài rồi bị công an bắt.

"Giao" tính mạng của mình cho người khác

Cũng như bao người khác, anh Thái Duy Quang khi rời người thân và quê hương mong mỏi cuộc sống được đổi đời, cái nghèo, cái khó sẽ qua đi. Thế nhưng chưa đầy 8 tháng anh phải sớm trở về, không lâu sau đó lại nghe hung tin người cháu tử nạn.

Từ bi kịch cô gái Việt bỏ mạng xứ người: Lời kể thảng thốt của người đi xuất khẩu lao động chui
Anh Thái Duy Quang kể về con đường sang Nga với phóng viên.

Bản thân anh Quang thừa nhận, anh hiểu rõ việc đi lao động bằng con đường du lịch là không chính thống. Thế nhưng vì điều kiện kinh tế gia đình, không cho phép anh chọn cho mình con đường hợp pháp khi xuất khẩu lao động. Anh chỉ nghĩ đơn giản, cũng là lao động, miễn sang đến nơi và kiếm tiền, tất cả đều phó mặc.

Để rồi tình huống xấu đã xảy ra với cháu Trinh thì anh mới sực tỉnh, công an kiểm tra lập tức phải lẩn trốn, còn nhiều điều anh chưa hình dung ra hết nhưng bây giờ anh đã thấy lo lắng. Ban đầu anh nung nấu ý định tiếp tục trở lại Nga làm việc, thế nhưng suy nghĩ đó giờ đây đã tắt hẳn.

"Cháu nó bây giờ như vậy còn đi gì nữa anh. Giờ thì thôi, vợ con tôi vẫn đang ở bên ấy, cố gắng làm hết năm rồi nói về luôn" - anh Quang lo cho vợ và con đang lao động ở Nga.

Chính vì cách nghĩ đơn giản mà khi phóng viên đặt câu hỏi, ai là người đưa 12 người anh em nhà anh Quang sang Nga thì bản thân anh cũng ấp úng.

Từ bi kịch cô gái Việt bỏ mạng xứ người: Lời kể thảng thốt của người đi xuất khẩu lao động chui Bây giờ anh hỏi ai đưa tôi đi thì tôi chịu thua, công ty môi giới họ làm hết các thủ tục cho mình, chúng tôi chỉ việc ra sân bay rồi có người đưa giấy tờ đến để lên máy bay. Từ bi kịch cô gái Việt bỏ mạng xứ người: Lời kể thảng thốt của người đi xuất khẩu lao động chui
Anh Thái Duy Quang

Anh chỉ nói rằng đây là chuyến đi đầu tiên của tất cả mọi người trong họ, còn thủ tục và giấy tờ đều do một công ty ở Hà Nội lo. Các anh chỉ việc chờ ngày bay là bắt xe từ Nghệ An ra sân bay Nội Bài, lúc đó có người của công ty mang giấy tờ ra sân bay.

"Bây giờ anh hỏi ai đưa tôi đi thì tôi chịu thua, công ty môi giới họ làm hết các thủ tục cho mình, chúng tôi chỉ việc ra sân bay rồi có người đưa giấy tờ đến để lên máy bay. Sang đến bên kia, cũng có người của công ty môi giới ra đón, đưa về nơi làm" - anh Quang nói về "thủ tục" sang Nga.

Hôm anh Quang từ nước Nga trở về, anh được người ta mách nước, chỉ việc đến cơ quan công an trình diện và khai báo đi du lịch quá hạn. Thế là anh chờ thủ tục ra tòa giải quyết trước khi có quyết định trục xuất về nước mà không mấy khó khăn.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Xuân Tuyết - Trưởng phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Yên Thành, cho biết, toàn huyện có hơn 10 ngàn lao động xuất khẩu hợp pháp.

Có hơn ba ngàn người lao động bất hợp pháp, nhìn chung những trường hợp này đều có anh em, họ hàng, láng giềng đi xuất khẩu lao động. Người đi trước "mách nước" cho những người khác đi theo dễ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Cũng chính vì sự thiếu hiểu biết về xuất khẩu lao động, trong 2 năm trở lại đây, tỉnh Nghệ An đã có 7 người chết nơi xứ người. Chính bản thân những người nhà, người quen đã vô tình đẩy người thân mình đến cái chết. Để rồi vợ mất chồng, con cái phải mồ côi...

Theo VTCnews

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích