Trang tin Duowei News của người Hoa tại hải ngoại cho hay, đây là động thái nhằm thắt chặt mối quan hệ quốc phòng giữa Bắc Kinh và Bangkok.
Tàu ngầm S-20 từng được Trung Quốc chào hàng cho Thái Lan.
Sau khi loại biên 4 tàu ngầm lớp Matchanu, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã không vận hành tàu ngầm trong suốt 60 năm qua.
Tuy nhiên, hiện nay, một số quan chức trong chính phủ nước này tin rằng, Thái Lan cần tàu ngầm để bảo vệ các quyền lợi tại khu vực Vịnh Thái Lan.
Để tái xây dựng lại lực lượng tàu ngầm, chính phủ Thái Lan quyết định mua 2 hoặc 3 tàu ngầm trong năm tài khóa 2016.
Trung Quốc là nước thứ 3 ngỏ ý muốn bán tàu ngầm cho Thái Lan, sau Pháp và Hàn Quốc.
Duowei News nhận định, Trung Quốc muốn thông qua việc bán tàu ngầm cho Thái Lan để tạo lập một đối tác chính trị, quân sự tiềm năng ở khu vực Biển Đông, nơi Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với nhiều quốc gia.
Tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hàn Quốc.
DuoWei News cho biết, hơn 20 năm qua, Thái Lan đã ký các hợp đồng với Đức và Hàn Quốc để mua các tàu ngầm mới, cũng như cân nhắc việc mua tàu ngầm S-20 từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, các kế hoạch này đều đổ vỡ do khủng hoảng kinh tế và chính trị liên tiếp.
Khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Thái Lan bắt đầu cảm thấy tàu ngầm một lần nữa là phương tiện quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia, dù nước này không có tranh chấp chủ quyền trên biển.
S-20 là phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm diesel-điện Type 039A lớp Yuan, trong khi đó, chi tiết về tàu ngầm S-26T vẫn còn là bí mật.
Con tàu này sẽ là đối thủ chính của tàu ngầm lớp Chang Bogo (Hàn Quốc) trong cuộc đua giành hợp đồng với Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Theo Đại Lộ