Đã 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc và 20 năm kể từ khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton ký quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận của Hoa Kỳ với Việt Nam, tiến hành bình thường hóa quan hệ. Nhân dịp kỷ niệm này, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã lên đường thăm Hoa Kỳ theo lời mời chính thức của Tổng thống Barack Obama.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt vòng hoa trước Nhà tưởng niệm Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson. |
Đây là chuyến thăm lần đầu tiên sang Mỹ của nhà lãnh đạo cấp cao nhất trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Chuyến thăm này chắc chắc đánh một dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai cựu thù, và theo quan điểm của mỗi bên, nó đều có một ý nghĩa đặc biệt cho riêng họ.
Điều này đòi hỏi phải tránh những thái độ tiêu cực chỉ nhìn nhận một chiều, xem chuyến thăm là một sự kiện song phương hoàn toàn mang tính biểu tượng hay xem nó biểu hiện cho trường hợp “lựa chọn phe phái”.
Không phải nghi ngờ việc đây là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ song phương đã bị đình trệ do nền tảng đặc biệt của nó và các điều kiện tự nhiên khác. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, mối quan hệ đã nở rộ và mở rộng trong toàn bộ các lĩnh vực, bao gồm kinh tế, thương mại, giáo dục, khoa học và công nghệ, an ninh quốc phòng, tham vấn về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Nó cũng bao gồm các cuộc đối thoại chính trị khác nhau về các vấn đề nhạy cảm như nhân quyền và chất độc màu da cam.
Người dân nước này kết nối và trao đổi với người dân nước kia thông qua các dự án du lịch và phát triển. Hầu hết họ liên quan đến thế hệ thứ hai của những người Mỹ gốc Việt, cũng như con số gia tăng các thanh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ học tập. Sự kết nối này tạo ra môi trường phong phú và đa dạng phát triển mối quan hệ song phương. Không hề quá lời khi cho rằng mối quan hệ này đã đến lúc chín muồi.
Quan chức cấp cao Hoa Kỳ đón chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. |
Đồng thời, chúng ta cần đặt sự kiện lần này trong bối cảnh rộng lớn hơn của chính sách ngoại giao Việt Nam kể từ đầu năm 1990. Từ những năm này, Hà Nội tìm cách tham gia toàn diện với tất cả các cường quốc và các nước, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực. Cùng với đó, Việt Nam đưa ra nguyên tắc nhất quán ưu tiên cho lợi ích quốc gia. Một chính sách ngoại giao như vậy là phù hợp hơn bao giờ hết trong thời đại ngày nay.
Các nhà quan sát sẽ nhận ra rằng ngoại giao Việt Nam đã được thống nhất cam kết cân bằng và chủ nghĩa hiện thực: Cân đối trong quan hệ với các cường quốc xa gần khác nhau. Và một điều phải công nhận, đó là cần phải có sự quan tâm lẫn nhau, hoặc cho và nhận trong quan hệ giữa các quốc gia phải lành mạnh và bền vững.
Việt Nam cũng hiểu rằng những cường quốc mới của thế giới nói chung và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng đều đòi hỏi phải dựa trên cả quyền lực mềm của ngoại giao lẫn sức mạnh cứng rắn của kinh tế và quân sự. Bằng cách này, Việt Nam có thể tìm đến những lựa chọn mở.
Ý nghĩa và tác động của việc hai quốc gia cùng nhau phát triển không giới hạn kích thước của hợp tác song phương. Nó khắc họa chính nó trong một trật tự thế giới luôn thay đổi và đa cực, phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn bao giờ hết. Đó là nơi mà các mối quan hệ quốc tế đặt trong một khu vực chính trị - ngoại giao, an ninh, lợi ích kinh tế liên quan đến nhau một cách phức tạp.
Người ta có thể nhìn nhận sự tham gia chủ động của Việt Nam trong đàm phán quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ quan điểm nói trên. Cũng có thể hiểu rằng Việt Nam có quyền chủ quyền đưa ra các ưu tiên chính sách đối ngoại dựa trên nguyên tắc cân bằng và chủ nghĩa hiện thực trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia. Điều này giải thích chính sách đối ngoại trọng tâm của Việt Nam là tích cực xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nước lớn - song phương đa phương, trên tầm quốc tế và khu vực.
Việc Mỹ tái thiết lập chính sách trục châu Á nhằm đối phó với sự thay đổi cấu trúc khu vực hiện tại đầy thách thức đối với an ninh và ổn định ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi hơn một nửa giao thương hàng hải thế giới đi quá. Với sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và hành động đơn phương phá vỡ không gian hàng hải đầy hung hăng, các cường quốc cũng như các nước liên quan trực tiếp.
Trong đó có Việt Nam và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cần làm việc để đảm bảo Bắc Kinh phải tuân thủ các quy tắc pháp luật và thông lệ quốc tế đã được chấp nhận. Điều này tăng cường tính hợp pháp các lớp bảo vệ cần thiết từ sự chấp nhận chung từ phần còn lại của khu vực và thế giới.
Trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh, Mỹ - siêu cường duy nhất của thế giới, đã tuyên bố trước đại hội thế giới tại Liên Hiệp Quốc rằng "chúng ta phải hành động đa phương khi chúng ta có thể, và đơn phương nếu chúng ta phải như thế".
Hiện nay, sự lựa chọn không chỉ song phương hoặc đa phương. Quan hệ Việt – Mỹ trong bối cảnh hiện tại áp dụng cả hai phương thức, gồm quan hệ đối tác toàn diện song phương lẫn quan hệ đối tác phù hợp, thông qua các kênh như ASEAN và các kênh khu vực khác. Cả hai phương thức củng cố lẫn nhau. Sự lớn mạnh trong mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ kể từ khi bình thường hóa cách đây hai mươi năm đã song song với sự phát triển của Việt Nam khi gia nhập ASEAN vào năm 1995. Đến nay, Việt Nam đang dần phát triển thành một thành viên chủ chốt, có trách nhiệm và đáng tin cậy của tổ chức khu vực.
Nói cách khác, có sự hội tụ rõ ràng về quyền lợi và phương thức hợp tác giữa hai nước khi đề cập đến việc xây dựng môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông/ biển Hoa Đông.
Đây là điều kiện tiên quyết cho sự tự do và an toàn hàng hải của tất cả các bên liên quan, dù lớn hay nhỏ, xa hay gần. Nhìn xa hơn, mối quan hệ này sẽ phải được dựa trên sự tôn trọng và lợi ích lẫn nhau, sự tin cậy và nhất quán để kiên trì củng cố, sự hợp tác thiết thực và khéo léo, đặc biệt là ở cấp độ quốc tế và khu vực.
Nếu nhìn nhận sâu xa vào lịch sử và mở rộng ra thế giới mới cũng như bối cảnh khu vực, mối quan hệ sau chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ có thể xem là gương mẫu, tiến triển trong chừng mực khi cả hai bên có cùng quyết tâm và khả năng để vượt qua quá khứ và nhìn về tương lai. Nếu chỉ nhìn vào những di sản đau đớn và sự khó khăn của chiến tranh, điều này không thể thực hiện được.
Quan hệ Việt – Mỹ hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều tuyệt vời trong một số lĩnh vực, trong đó có liên quan đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt, đặc biệt là thế hệ thứ hai sau chiến tranh. Họ đã và đang đóng góp cho nền kinh tế, giáo dục và phát triển xã hội của Việt Nam.
Chúng tôi có niềm tin vào sự năng động và khát vọng mạnh mẽ của giới trẻ người Mỹ gốc Việt và người Việt sẽ điều chỉnh mối quan hệ trong tương lai. Họ sẽ hiện thực hóa những điều mà hiện tại, mối quan hệ Việt – Mỹ chỉ đang dừng lại ở biểu tượng và niềm tin.
Theo Infonet