|
Thế nhưng ở đây, trong sự thanh bình và tĩnh lặng của châu Âu, anh đã gặp một người từng biết, đó chính là chiến binh của IS.
Đau đớn trong nhà tù của IS
Không muốn phải giấu tên như các nhân vật trong những câu chuyện mà báo chí thường nhắc đến, Aqil mong tên mình được nêu lên để thể hiện rằng anh không hề sợ khi nhắc đến bọn khủng bố. Aqil có lý do để cho dù đang sống ở nước Đức, anh vẫn tích cực giúp các điều tra viên trong các vụ việc truy tìm khủng bố.
Aqil có một cuộc sống tốt đẹp ở Qamishli, Syria cùng với bố mẹ. Anh học văn học Anh ở trường đại học ở Aleppo sau đó trở về quê năm 2013 khi trường đại học bị đánh bom. Là một người nhanh nhẹn, thông minh, anh dễ dàng tìm được việc làm.
Nhưng vào ngày 15-12-2014, cùng với đồng nghiệp Farhad Hamo, Aqil có cuộc hẹn đến thành phố Tall Alu để phỏng vấn một tù trưởng ở rìa lãnh địa mà IS đang nắm giữ. Tại đây, 2 nhà báo đã đối mặt với một ổ phục kích của IS.
Hai người bị bắt, đưa đến một ngôi trường mà bọn IS dùng làm nhà tù, Aqil bị bịt mắt và còng tay. Chúng bắt đầu đánh đập anh vài phút rồi kéo anh đi bằng dây thừng. Aqil tưởng mình sắp chết.
Bọn khủng bố muốn biết anh từ đâu đến, đã là nhà báo được bao lâu và có thuộc về các Lực lượng Bảo vệ người Kurd (YPG) hay không. Đây là kẻ thù đáng sợ nhất của IS. Bọn chúng mở laptop của anh, lùng sục ổ cứng. Cứ mỗi bài anh đưa lên mạng Twitter, chúng lại dùng gậy đánh vào chân anh. Tất cả có 154 bài.
Sau đó, 2 nhà báo được đưa tới Shaddadi, một thị trấn cách đó 60km và dừng lại trước một nhà tù. Tại đây, bọn chúng ném anh vào một căn phòng đang giam giữ 4 người đàn ông khác sực mùi mồ hôi và phân. Aqil bị tra tấn thường xuyên, hầu hết là vào ban đêm.
Sau 100 ngày giam cầm, Aqil được tự do trong một cuộc trao đổi tù nhân, khi đó anh tưởng rằng mình không thể đứng nổi.
Thời gian sau đó, anh được gặp gia đình, người thân nhưng nỗi ám ảnh vẫn bám Aqil lấy anh. Aqil muốn thoát khỏi bọn khủng bố, khỏi chiến tranh nên đã quyết định đến quốc gia an toàn nhất thế giới mà 2 người anh của anh đang sống, đó là nước Đức.
Trở thành người truy tìm khủng bố
Ban đầu, Aqil và mẹ tới một khu tị nạn ở miền Bắc nước Đức. Không lâu sau đó, vào tháng 3-2016, 3 kẻ khủng bố đã gây ra vụ đánh bom kinh hoàng ở Brussels, Bỉ và các điều tra viên đã phát hiện ra một mạng lưới khủng bố đang hoạt động tại vài nước châu Âu, trong đó có Đức. Họ cảnh báo rằng IS có thể tuồn chiến binh vào Đức theo con đường của người tị nạn.
Một lượng lớn người nhập cư tới Đức mà không có giấy tờ nên không thể xác định được họ là ai. Aqil cho rằng Đức đã sai lầm khi mở lòng tiếp nhận tất cả người di cư mà không kiểm soát chặt nên trà trộn trong số này có cả khủng bố. Chỉ vào hình ảnh một người đàn ông đeo kính trên Facebook, Aqil lại cảm thấy nghẹt thở khi nhận ra hắn là một thành viên của IS.
Aqil tìm cách liên lạc với lực lượng YPG vì anh muốn tìm ra người đàn ông có vết sẹo và báo cho cảnh sát Đức. Thế là từ một tù nhân, anh đã trở thành người săn khủng bố. Aqil nói rằng: “Tôi phải làm gì đó để bảo vệ nước Đức”. Hiện nay, anh đang xem xét một số trường hợp cho 2 cơ quan điều tra của Đức và đã thông báo tên, địa điểm của một số nghi phạm anh biết được khi còn là tù nhân. Aqil được các điều tra viên Đức coi trọng.
Tuy nhiên, mọi việc không hề đơn giản. Những vụ án giống như truy tìm kẻ có vết sẹo này rất khó khăn đối với các điều tra viên. Làm thế nào họ có thể tìm đủ bằng chứng để đưa người không có giấy tờ ra tòa. Một vết sẹo thôi cũng không đủ làm bằng chứng. Thêm nữa, lực lượng cảnh sát Syria cũng không hợp tác giúp đỡ.
Trong những tháng gần đây, 2 điều tra viên tiếp tục xem xét các nghi phạm và đã bắt được một người. Tuy nhiên họ không tìm thấy gì ở người đàn ông này. Aqil đành đích thân liên lạc với hắn và 2 người đã chạm mặt nhau. Khi Aqil hỏi hắn ta có phải là thành viên của IS, hai bàn tay của hắn đã run lên...
Theo ANTĐ