Những đứa trẻ được ném từ ban công với hy vọng sẽ may mắn và khỏe mạnh. (Ảnh: Foxnews)
Đó không phải là một cảnh tượng trong phim kinh dị mà đó là một nghi lễ lâu đời tại miền nam Ấn Độ, được cho là sẽ mang lại may mắn, sức khỏe và thành công cho đứa trẻ dưới 2 tuổi.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì quyền trẻ em lại cho rằng đây là một hành động "man rợ" và yêu cầu chính phủ Ấn Độ phải ra lệnh cấm.
Nghi lễ đã có từ 700 năm trước và được những tín đồ Ấn Độ giáo và Hồi giáo trên khắp Ấn Độ tổ chức hàng năm.
Đoạn video về một buổi lễ vào năm 2009 cho thấy những tu sĩ mặc áo choàng lắc lư những đứa trẻ trước khi ném chúng xuống bên dưới, nơi khoảng 14-15 người đang căng một tấm vải để hứng.
Khi một đứa bé "hạ cánh" an toàn, đám đông reo hò và truyền tay nhau đứa trẻ trước khi trao trả lại cho cha mẹ chúng.
Khoảng 14-15 người đàn ông đứng phía dưới căng một tấm chăn để hứng đứa trẻ. (Ảnh: AP)
Mặc dù đã bị cấm vào năm 2011 nhưng nghi lễ ném trẻ con để cầu may đã trở lại tại ngôi đền Digambeshwara ở làng Nagral, bang Karnataka vào tuần trước.
"Tôi rất cảm thấy rất sốc. Đó không chỉ là công việc của chính phủ. Chúng ta cần phải giáo dục tất cả mọi người để bài trừ nghi lễ này..."-Lov Verma tới từ Ủy ban Bảo vệ Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc nói.
Tuy nhiên, những người tham gia nói rằng họ buộc phải tham gia các buổi lễ như vậy như trách nhiệm tôn giáo.
"Niềm tin tôn giáo đưa chúng tôi tới buổi lễ này hằng năm"-một người mộ đạo cho biết.
Có lẽ do tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao, đặc biệt tại các vùng nông thôn của Ấn Độ, nhiều bậc phụ huynh đã tìm đến các nghi lễ khác thường mà họ tin là có thể đảm bảo sức khỏe cho con cái họ.
Theo vietnamnet