Trong nghiên cứu đầu, các nhà khoa học đã khảo sát 366 sinh viên xem họ có hoặc không có mụn, cũng như xem họ có thường xuyên sử dụng kháng sinh đường uống không. Các nhà nghiên cứu cũng hỏi để biết liệu tháng trước những sinh viên này có bị viêm họng hay không.
10/15 sinh viên sử dụng kháng sinh đường miệng để điều trị mụn thông báo mới bị viêm họng so với 47/130 (chỉ hơn 1/3) số sinh viên không dùng kháng sinh trị mụn bị viêm họng.
Trong nghiên cứu thứ 2, các nhà khoa học theo dõi một nhóm khác gồm gần 600 sinh viên qua một khóa học và tìm xem bao nhiêu sinh viên bị mọc mụn. Họ cũng ghi lại những sinh viên đến trung tâm y tế điều trị viêm họng cũng như loại kháng sinh mà họ uống.
Hơn 11% số sinh viên dùng kháng sinh dạng uống trị mụn phải đi khám bác sĩ vì viêm họng so với chỉ khoảng 3% số sinh viên không dùng dạng thuốc này. Những sinh viên dùng kháng sinh bôi để trị mụn như mỹ phẩm dạng lỏng hoặc thuốc mỡ không bị tăng nguy cơ viêm họng.
Hiện vẫn chưa rõ liệu các loại kháng sinh này có gây ra đau họng hay không song các nhà nghiên cứu cho biết sử dụng lâu dài các loại kháng sinh dạng uống có thể làm thay đổi sự cân bằng vi khuẩn trong họng. Và trên lý thuyết thì điều đó có thể tạo cơ hội cho những chủng vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở.
Theo ANTĐ