Công ty tư vấn McKinsey đã phỏng vấn 20 tập đoàn, trong đó có thương hiệu xa xỉ Pháp Hermès, thương hiệu thời trang Ý Roberto Cavalli và nhà kim hoàn Harry Winston.
70% phản hồi thu được đều thể hiện sự tin tưởng rằng họ là "những thương hiệu lối sống xa xỉ", mặc dù phân tích cho thấy họ "còn xa để đi tới nhất trí về một định nghĩa duy nhất" cho cụm từ này.
McKinsey thu thập được thông tin về những hoạt động hiện tại của những thương hiệu hàng đầu, và nhận thấy rằng những hãng với mục tiêu cốt lõi là hàng may mặc thì phát triển nhanh nhất.
14% số hãng may mặc lớn hiện giao dịch trong hơn 6 danh mục, đây là chiến lược của những nhà điều hành như Roberto Cavalli. 28% khác thì hoạt động trên 5 phân khúc, như tập đoàn LVMH.
Tỷ lệ lớn nhất - 35% - hoạt động trong 4 lĩnh vực, tiêu biểu là Kenzo. 17% số hãng khác, như Carolina Herrena, cạnh tranh trong 3 lĩnh vực và chỉ có 6% còn lại như Akris là kinh doanh 2 danh mục sản phẩm.
Armani, thương hiệu của Ý, đã đặt một bước tiếp cận mới trong việc mở rộng với hơn 12 quán cà phê, 2 nhà hàng và một vài khách sạn.
McKinsey cho biết số lượng các bài báo về lối sống xa xỉ đã tăng 11% từ năm 2000. Tuy nhiên, số bài viết bàn luận về sự xa xỉ nói riêng thì chỉ tăng 3% và đang ở mức thấp hơn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Elite Traveler - một tạp chí nổi tiếng về lối sống xa xỉ của Mỹ
Những thương hiệu được McKinsey đánh giá cao nhất về lối sống nhìn chung đã thúc đẩy những công cụ truyền thống như tạp chí và video.
Ngoài ra, họ còn khai thác blog, truyền thông xã hội và các ứng dụng. "Những chiến dịch của họ đều bao gồm các hình ảnh về thành phố, hoạt động giải trí, hay những lát cắt về cuộc sống xa hoa mà trong đó sản phẩm của họ xuất hiện như một loại đạo cụ đáng giá, mặc dù không nhất thiết phải là tâm điểm của sự chú ý" - nghiên cứu của McKinsey cho biết thêm.