"Bảng tổng kết" của vợ chồng Linh lúc nào cũng tiến hành trên giường. Ảnh minh họa
"Bảng tổng kết" một ngày của vợ chồng Linh luôn được tiến hành ở trên giường. Có gì ấm ức, phật ý, Linh đều "nín nhịn" chờ đến giờ vợ chồng đi ngủ mới "thỏ thẻ" "sát phạt" chồng. Theo Linh, mâu thuẫn sẽ dễ giải quyết hơn khi vợ chồng được "gần gũi" nhau, và với cô, tình dục luôn là "thần dược" để cô "thôi miên" chồng.
Nhưng phương châm của Linh chỉ đúng có một nửa, cái gì nhiều quá cũng dễ sinh nhàm chán, thậm chí gây cảm giác sợ hãi cho đối phương. Những lần bị vợ bắt tội trong khi bản thân đang có "hứng thú", An gật đầu nhận hết tất cả phần lỗi về mình để vợ "tạm quên" mà "tập trung" vào việc chính.
Cứ thấy chồng nhường, Linh nghĩ là chiêu này quá hiệu quả, thế là cả ngày im lặng, đến tối "quả bom mâu thuẫn" mới được châm ngòi. An thấy vợ mình có "thói quen" lạ, cứ lên giường ngủ là lại lôi những chuyện tận đẩu tận đâu ra để cật vấn. Khi thì: "Anh có nhớ hôm trước anh hứa đưa em đi siêu thị mua sắm không? Vậy mà để em đợi dài cả cổ, còn anh thì lại "bù khú" với mấy ông bạn. Anh chẳng thương em gì cả", khi thì: "Tại sao chồng người ta lúc nào cũng nghĩ đến vợ, còn anh thì chỉ biết vui thú cho riêng mình?"...
Trách cứ xong rồi lại đâm ra khóc lóc, truy hỏi, nghi ngờ loạn xạ. An bắt đầu thấy "sợ vợ", nhà chỉ có một phòng ngủ, với lại, vợ chồng son mà không ngủ với nhau thì... phí. Vậy là An cứ phải "cắn răng" chịu đựng cho qua ngày.
Nhưng tần suất những câu chuyện ở trên giường của hai vợ chồng trẻ càng ngày càng tăng. Khác với sự "háo hức"
Nhiều người sẽ cho rằng đây chỉ là chuyện của những cặp đôi “cơm không lành canh không ngọt” hoặc “năng lực suy nghĩ hạn chế”. Đừng chủ quan, cuộc sống căng thẳng không nhẹ tay với bất kỳ ai. Không ít đôi vợ chồng “khắc khẩu có số” nhưng vẫn khôn ngoan dành riêng vùng “phi quân sự” cho chăn gối. Ngược lại, lắm cặp trong ấm ngoài êm nhưng đùng một cái lôi nhau ra tòa vì đủ thứ bất hòa và giọt nước tràn ly khi những cuộc cãi vã bắt đầu “gõ cửa thiên đường”. |
của vợ, An cứ thấy mệt mỏi trong người. Nhiều lúc đi làm về, chỉ muốn ngủ một giấc hay vợ chồng âu yếm, vui đùa với nhau cho thoải mái cũng không yên. Cứ nghe tiếng vợ "rỉ rả" bên tai, An cứ thấy bức xúc thế nào đó. "Lúc đầu cũng "ham hố" chuyện vợ chồng lắm, nhưng sau nhiều lần bị vợ "tra tấn", mình đâm nản" - An chia sẻ.
Nguyễn Thành Nam, nhân viên một Công ty tư vấn thiết kế nội thất tại Hà Nội kể như chưa bao giờ được “xả” khi chuyên gia tâm lý hỏi. Anh bức xúc: “Ngày nào lên giường tôi cũng thấy căng thẳng, thậm chí nhiều khi phát sợ. Vì cứ lên giường là tôi phải phải nghe vợ kể lể “tràng giang đại hải” những mẫu thuẫn giữa cô ấy với mẹ tôi. Khi thì cô ấy giận mẹ chồng vì không hỏi ý kiến con dâu đã mang mấy cái quần chật của thằng Bi đi cho con nhà hàng xóm. Khi thì cô ấy trách mẹ tôi “hoang”. Đúng là nhiều khi tôi cũng không chịu nổi tính hoang phí của mẹ mình nhưng vợ hay kêu ca phàn nàn quá thành ra tôi ngán luôn cả cô ấy. Mẹ tôi vốn sinh ra trong gia đình khá giả. Khi lấy bố tôi ông cũng có thu nhập tốt nên cả đời bà không phải lo chắt chiu, tằn tiện... Khi ở cùng chúng tôi, bà vẫn giữ thói quen sinh hoạt ấy.
Gia đình tôi có cả ngàn những mâu thuẫn nho nhỏ nhưng buồn nhất là những chuyện vô thưởng vô phạt ấy lại được vợ tôi mang lên “tra tấn lỗ tai” chồng trên giường trong khi tôi lại muốn giường ngủ là nơi thư giãn, là nơi hai vợ chồng có thể dành cho nhau những cảm xúc ấm áp nhất”...
Chỉ khổ cái lỗ tai...
Cũng sống chung với bố mẹ chồng nên “không gian mộng tưởng” của hai vợ chồng chị Liên chỉ là căn phòng rộng khoảng 10m2. Có chuyện gì Liên cũng mang lên giường, nhỏ to với chồng để giải toả.
Anh Tiến (chồng Liên) tâm sự: “Tôi sợ nhất là vào phòng ngủ vì cứ lên giường là bị vợ “tra tấn”. Khi thì là những bức xúc cỏn con trong ngày của cô ấy với mẹ tôi hoặc với người nhà. Lúc thì cô ấy bảo: “Cái Thanh (em gái Tiến) vô duyên, suốt ngày đi đôi giày em mới mua. Bây giờ đang có bầu em không đi được nhưng sau khi sinh em sẽ cần đến nó”. Hay “Thằng Tân nó lên ăn hết cả hộp kem, em thì đang nghén thèm ơi là thèm”. “Hôm nay mẹ nấu cơm chẳng nghĩ gì đến con mình trong bụng. Em có ăn được những thức ăn đó đâu!? Cứ như mẹ nấu để em không ăn được vậy...”.
Thay vì động thái yêu thương, nhiều người vợ lại mang "chiến tranh lạnh" ra đối phó với chồng. Ảnh minh họa
Cô ấy đang có bầu nhiều khi kêu mệt mỏi tôi cũng muốn masege cho vợ đỡ mệt nhưng cứ vào giường là cô ấy lại ca thán khiến tôi phát phiền nên không còn thiết tha gì đến chuyện gần gũi hay chăm sóc vợ nữa. Cũng chỉ vì những mẫu thuẫn nho nhỏ đó nên nhiều khi tôi đùng đùng mang gối ra phòng khách ngủ còn vợ thì khóc sưng mắt cả đêm”.
Có anh chồng thì tâm sự rằng, vợ anh mỗi lần giận chẳng giống ai. Cách giải quyết mâu thuẫn chị ưa thích là “chiến tranh lạnh”. Đã có khúc mắc thì chỉ sống chung một nhà, chung phòng, chung giường nhưng sẽ không có giao tiếp, im hơi lặng tiếng như một “ngôi nhà ma”. Cách chị công kích, đấu tranh với chồng là bộ mặt sưng sỉa, lạnh tanh, vô cảm. Nhìn không bắt lời, bữa ăn không bắt chuyện, ngủ quay mặt vào tường và không đắp chăn chung. Việc của mình, cô ấy làm đầy đủ còn chồng muốn làm gì mặc kệ. Không giận nhau, vợ chồng ăn cùng mâm, con cái ăn cùng bố mẹ. Giận nhau rồi, cô ấy nấu cơm, cho con ăn trước. Dọn cơm ra và xem tivi, để chồng ăn một mình. Chồng ăn xong, cô ấy mới xuống ăn và cất dọn. Cũng có khi cô ấy ăn cơm trước, còn sau đó mặc chồng!
Hãy để chiếc giường là nơi gắn kết
Thời gian ngắn ngủi và quý giá của đời sống gối chăn rất cần được tôn trọng tuyệt đối. Ảnh minh họa
Theo ý kiến các chuyên gia, có vô vàn lý do khiến người ta đấu khẩu trên giường. Từ chuyện cơm áo gạo tiền, bất đồng quan điểm ở cơ quan, ở nhà... có khi so bì đến từng centimet như động tác này, từng tư thế nọ, từng cử chỉ nhướng mắt, chau mày của người khác.
Chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Quyên, Trung tâm tư vấn Thanh Tâm, Hà Nội khuyên rằng: “Khi giữa hai người xảy ra mâu thuẫn, xung đột thì khó mong có cuộc vui lành lặn, thậm chí kéo dài lâu ngày rất dễ đưa đến chuyện chăn gối “đột tử”. Vì thông thường sau cuộc cãi vã trên giường là chồng đùng đùng ra sô-fa ngủ, vợ khóc sưng mắt cả đêm. Lâu dần cuộc sống vợ chồng trở nên xa cách dễ dẫn đến đổ vỡ. Do đó, cách tốt nhất là đặt mọi vướng mắc đời thường ngoài cửa phòng the. Thay vì cãi nhau khi đã lên giường hãy chủ động giải quyết bất đồng ở phòng khách, bếp... Hiển nhiên, khoảng thời gian làm lành phải tương đối dài, nếu không rất khó chuyển mạch từ “đỏ mặt tía tai” sang “nồng nàn thắm thiết”. Để cuộc sống vợ chồng mặn nồng, điều tối kỵ là mang mâu thuẫn lên giường, điều này sẽ khiến cuộc sống lứa đôi bị kìm hãm, thậm chí rạn nứt”.
Nhiều người biết câu: “Trời đánh tránh bữa ăn”, nhưng thiết nghĩ, thay đổi một chữ cũng không trật: “Trời đánh tránh bữa... yêu”.
Theo Webphunu