1. "Hãy đợi đấy!" lần đầu tiên được ra mắt công chúng vào ngày đầu năm mới 01/01/1969 như đánh dấu sự ra đời của một series hoạt hình mang sứ mạng 'đối trọng' với đế chế hoạt hình Walt Disney của phương Tây. Việc sản xuất series này đã được chỉ đạo chứ không phải là ngẫu nhiên.
2. Tại sao lại là Sói và Thỏ chứ không phải là một nhân vật hay cặp đôi nào khác? Các nhà làm phim sau khi cân nhắc đã chọn cốt truyện dựa trên cuộc rượt đuổi bất tận giữa ‘cái thiện’ và ‘cái ác’.
Hai nhân vật gần gũi nhất về mặt tâm lý và hợp nhất về chất dân gian các quốc gia thuộc Liên bang Xô viết thời bấy giờ chính là Sói và Thỏ.
3. Ít ai biết rằng đạo diễn Vyacheslav Kotenochkin không phải là cha đẻ của 'Hãy đợi đấy!". Tập đầu tiên của series này được ra mắt năm 1969 vốn nằm trong tuyển tập Merry Go Round được đạo diễn bởi Gennady Sokolsky, nhưng tập này quá khô cứng do vậy chưa chiếm được nhiều cảm tình của công chúng.
Việc sản xuất một bộ phim với nhân vật khác tốt hơn dường như là không thể vì số tiền đầu tư cho "Hãy đợi đấy!" là không nhỏ, và bản thân Gennady cũng từ chối thay đổi hình tượng nhân vật.
Chính vì vậy, chẳng mấy đạo diễn mặn mà với series được coi là ‘khó nhằn’ này và chỉ có Vyacheslav là đồng ý vì ông có linh cảm tốt về bộ phim.
4. Vladimir Vysotsky khi được mời lồng tiếng cho Sói đã rất nhiệt tình đồng ý và xông xáo viết ngay một ca khúc dành riêng cho Sói: Song about a Friend.
Bài hát này đã được nhóm sản xuất sử dụng một đoạn huýt sáo trong cá khúc này trong phần đầu tiên của cả series khi Sói đu dây lên chỗ Thỏ, dù cuối cùng Vladimir cũng không được chọn làm người lồng tiếng với lý do chính trị.
5. Người hùng của "Hãy đợi đấy!" là Anatoly Papanov, một diễn viên rất nổi tiếng và có sức ảnh hưởng thời Liên Xô cũ.
Ông đã đứng ra ‘nói khéo’ để bộ phim được tiếp tục vì gia đình ông rất thích nó. Chính ông cũng là người đứng ra lồng tiếng cho nhân vật Sói.
6. Những năm 90, khi bức màn sắt của cuộc Chiến tranh lạnh được gỡ bỏ cũng là lúc cả khán giả Liên xô và Châu Âu đều nhận ra những điểm giống nhau giữa "Hãy đợi đấy!" và "Tom & Jerry" hay "Wile E. Coyote and the Road Runner".
Có nhiều quan điểm trái chiều về việc này. Nhiều nhà phê bình điện ảnh đánh giá đây như một phiên bản nghèo nàn và lạc hậu của "Tom & Jerry", nhưng cũng có một số không ít cho rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa cách xây dựng tính cách nhân vật cũng như sự lồng ghép các yếu tố văn hóa và xã hội ở series này vượt trội hơn hẳn.
Cuối cùng, trong một buổi phỏng vấn, Vyachaslav Kotyonochkin cũng thú nhận rằng ông đã học hỏi cách làm phim hoạt hình của Disney từ những tư liệu được tuồn vào từ Đức ngay sau Thế chiến II, cụ thể là "Bambi" và ông chưa từng xem một tập "Tom & Jerry" nào cho đến năm 1987.
7. Sau khi ra mắt, "Hãy đợi đấy!" đạt được những thành công vang dội ngoài sức tưởng tượng. Đạo diễn Vyacheslav từng không ít lần thổ lộ ý định ngưng sản xuất thêm những tập tiếp theo nhưng dưới áp lực của những người hâm mộ, ông lại tặc lưỡi 'Ну, погоди! - Hãy đợi đấy!’.
8. Nhân vật ca sĩ Cáo trong tập 15 được xây dựng từ hình tượng nữ danh ca Alla Pugacheva, người hát bản tình ca bất hủ "Triệu đóa hồng'.
Bài hát Thỏ song ca cùng Sói thế chân ca sĩ Cáo trong lúc bị rượt đuổi cũng hát một ca khúc nổi tiếng của bà: Iceberg.
9. Có lẽ rất ít người biết đến ba tập phim ‘bí mật’ được công chiếu năm 1981. Ba tập phim dài khoảng 10 phút này không có mặt trong bất kỳ một ấn bản nào được phát hành từ trước tới nay mà chỉ thi thoảng được chiếu xen kẽ giữa các tập phim hoạt hình.
Nếu bạn muốn xem, không cách nào khác là tìm kiếm trên các trang xem video clip trực tuyến.
10. Cách đây không lâu, người ta đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về tác động của hai bộ phim nổi tiếng "Hãy đợi đấy!" và "Nàng Bạch Tuyết" lên trẻ em tại Nga.
Thật bất ngờ, trẻ em bị kích động bởi "Nàng Bạch Tuyết" hơn là một bộ phim mang nhiều cảnh hành động như "Hãy đợi đấy!".
Nghiên cứu này cũng cho thấy, khi xem "Hãy đợi đấy!", trẻ em thường có xu hướng thương Sói vì theo chúng, trong quá trình rượt đuổi, Thỏ làm Sói bị thương rất nhiều lần.
Theo VTCnews