Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam lệ thuộc lớn vào Trung Quốc. |
Cụ thể, tại cuộc hội thảo trên (do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) tổ chức, ông Thiên cho rằng: "Trong các hoạt động tái cơ cấu hiện nay, chúng ta cần phải chú ý tới tình hình kinh tế Trung Quốc, bởi đây là nền kinh tế ảnh hưởng rất mạnh đến Việt Nam.
“Nếu tư duy của ta không vượt Trung Quốc là 'chết, tái cơ cấu phải đi con đường khác so với của TQ”, ông Thiên nhấn mạnh.
Một số chuyên gia kinh tế khác cũng tỏ ý đồng tình với ý kiến trên của TS Trần Đình Thiên. Đáp lại sự chú ý này, ông Thiên phân tích:" Nếu chúng ta cứ đi theo kiểu cơ cấu kinh tế của Trung Quốc thì nền kinh tế chúng ta sẽ cứ lẹt đẹt mãi".
"Do đó, tái cơ cấu kinh tế là phải hòa nhập vào với thế giới hiện đại, phải khác Trung Quốc. Dứt khoát là phải như vậy. Chỉ khi nào cơ cấu kinh tế thoát khỏi sự lệ thuộc vào cơ cấu kinh tế Trung Quốc mới tốt lên được", ông Thiên nói.
Và để thoát khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, theo TS Trần Đình Thiên, Việt Nam cần phải tạo ra năng lực để tham gia vào hội nhập đẳng cấp cao. Và cần thực sự có những chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế tư nhân - một chủ thể lớn của nền kinh tế để tạo ra những doanh nghiệp, những tập đoàn tư nhân lớn.
Theo Viện trưởng Kinh tế Việt Nam, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đa số là ở dạng "nhỏ li ti". "Nếu có thêm 50 triệu doanh nghiệp li ti nữa cũng khó giải quyết vấn đề. Ta cứ giữ mãi cơ chế bình quân và xin - cho hiện nay sẽ chẳng đi đến đâu", ông Thiên nói và nêu quan điểm:"Ở ta, cứ chia đều tất cả thì làm sao tái cơ cấu được".
"Tái cơ cấu là phải ưu tiên cho những doanh nghiệp nào, địa phương nào làm tốt, có tiềm năng phát triển. Dứt khoát không xin-cho, không chia đều theo kiểu tỉnh nghèo cũng bằng tỉnh giàu”, ông Thiên nói thêm.
Nhiều ý kiến chuyên gia kinh tế khác tại hội thảo cũng chia sẻ các nhận định trên. TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: "Hiện nay, vẫn đang có tình trạng sử dụng thị trường để che đậy cơ chế xin-cho. Trong đấu thầu thì vẫn có nạn quân xanh quân đỏ, doanh nghiệp thì sân trước sân sau”.
“Xin-cho bây giờ lại còn trở thành mua bán, mua quyền kinh doanh, tạo ra động lực khuyến khích ngược. Ông nào chăm chỉ, làm ăn đàng hoàng thì chết, ông nào biết chạy chọt, mua bán thì lại sống. Tất cả tạo ra sự méo mó trong nền kinh tế”, TS Cung nói.