Các doanh nhân luôn mong muốn đầu tư vào những ngân hàng mang các đặc điểm như phát triển nhanh nhưng vẫn còn nhỏ, khoản vay có chất lượng hợp lý nhưng lợi nhuận thu về chưa vững chắc và hấp dẫn các nhà đầu tư nhưng không quá đắt đỏ. Theo Bloomberg, những ngân hàng châu Á thường quá "nóng" hoặc quá "lạnh" để đầu tư.
Tại châu Á, chỉ 1/4 ngân hàng cỡ vừa, phát triển nhanh, có khoản vay chất lượng tốt và lợi nhuận cao là không quá rẻ hoặc đắt. Tuy nhiên, ngân hàng Việt Nam hiện là một trong những thị trường hấp dẫn nhất tại khu vực.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã đồng ý bán 7,7% cổ phần cho quỹ thịnh vượng quốc chủ của Singapore với mức giá thấp hơn 400 triệu USD. |
Sau khi giảm tốc độ tăng trưởng năm 2012 và 2013, nền kinh tế Việt nam trở nên vững vàng, thị trường bất động sản ngày càng ổn định và hệ thống ngân hàng – chịu gánh nặng về nợ cao nhất trong khu vực Đông Nam Á cách đây 4 năm – hiện đã hợp lý hơn.
Dư nợ cho vay một lần nữa tăng trưởng. Tài sản của ngân hàng giao dịch công khai hiện cao hơn 25% so với cách đây 5 năm. Tuy nhiên, đối với hầu hết các ngân hàng, dự phòng rủi ro chưa thỏa đáng ngay cả khi nợ xấu được báo cáo ít hơn so với thực tế.
Bên cạnh đó, ngân hàng thiếu vốn. Một ví dụ là Ngân hàng Quốc Dân (NCB). Cổ phần hữu hình của ngân hàng có trụ sở tại Hà Nội này ít hơn 5% tài sản hữu hình của nó. Quỹ dự trữ nợ xấu hiện chỉ đủ bù đắp 40% những khoản cho vay không hiệu quả.
Hơn nữa, tình trạng báo cáo thiếu các khoản vay có vấn đề mang tính hệ thống và cơ hội thực sự của các ngân hàng Việt có thể còn yếu, theo Fitch Ratings.
Tỷ lệ mà quỹ dự phòng tổn thất cho vay có thể bù đắp những khoản cho vay không hiệu quả. Biểu đồ: Bloomberg. |
Tuy nhiên, khi ngân hàng trung ương thúc giục những nhà cho vay tăng cường vốn nhằm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhiều cơ hội sẽ mở ra với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này giúp các lĩnh vực thương mại của đất nước trở nên đa dạng hơn.
Nhờ Samsung, Việt Nam thu về khoản lợi lớn trong năm nay nhờ xuất khẩu smartphone, cùng với xuất khẩu thủy sản và dệt may. Xuất khẩu điện tử tính từ đầu năm đến nay tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 36% vào năm 2015.
Nền kinh tế trở nên cạnh tranh hơn bởi nhà nước dần rút vốn khỏi các doanh nghiệp. Đầu tuần này, chính quyền công bố kế hoạch bán toàn bộ cổ phần trong 2 công ty bia hàng đầu Việt Nam. Từ bỏ quyền kiểm soát hoàn toàn các công ty lớn là một bước tiến chưa từng có.
Đây là những điềm báo tốt cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Nhưng miễn là mọi thứ không trở nên "nóng" quá nhanh, đặc biệt là thị trường bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM. Tình trạng này có thể sẽ làm giảm sức hấp dẫn đầu tư.
Theo Zing