Xuất thân từ một gia đình “dưới đáy xã hội”
Khi còn nhỏ, Mayweather không được đi học, gia đình lâm vào cảnh túng quẫn nên cha anh liều mình buôn bán ma túy khiến mẹ và các anh chị em đều nghiện nặng.
Dường như con đường tăm tối sẽ bao phủ suốt cuộc đời anh nhưng với gen di truyền đấm bốc từ cha mình, anh nhanh chóng tỏ ra có năng khiếu với môn thể thao “hung bạo” này. Từ một lời động viên “chỉ có nắm đấm mới mang lại tiền đồ cho con” mà Floyd đã tiến thẳng đến vinh quang trở thành tượng đài bất khả chiến bại trong làng quyền anh hạng trung thế giới.
“Bộ mặt khó ưa” của gã da màu ngổ ngáo
Chỉ trong vài năm nổi lên như cồn, cậu bé lọ lem được bàn tay ân sủng của Chúa mang đến một cuộc sống vương giả không tưởng. Dù đó có là vận may nhưng cũng không thể phủ nhận sự khổ luyện, tinh thần thượng thừa và quyết tâm hạ gục những tay đấm thép khét tiếng làng quyền anh thế giới.
Luôn vô địch các bảng xếp hạng ngôi sao thể thao kiếm tiền bộn nhất nhưng ít ai biết được số tiền anh kiếm được từ quảng cáo lại vô cùng khiêm tốn.
So với chân sút vàng Christiano Ronaldo chiếm vị trí thượng phong làng bóng đá, mặc dù chỉ kiếm được 80 triệu đô ( chỉ bằng ¼ tổng thu so với Floyd) nhưng số tiền hái được từ các hợp đồng quảng cáo đã ngốn 1/3 doanh thu của Ronaldo. Trong khi đó, Floyd lẹt đẹt chỉ vài triệu đô không đáng kể.
Phải chăng “Money Man” không được các nhãn hiệu mặn mà hay thẳng thắn hơn là bị các thương hiệu “ruồng bỏ” không thương tiếc?
Bỏ ngoài tai những lời đồn đoán, suy diễn, báo đen tuyên bố hùng hồn: “Tôi có khả năng tự in ra tiền, không cần nhờ đến bất cứ thương hiệu nào!’’ hay “Không phải các thương hiệu không cần đến tôi, mà họ hầu như không trả được mức giá ngất ngưởng mà tôi đưa ra”.
Phát ngôn ngông cuồng như chính bản tính bất kham của Floyd, nhưng khi bạn thấy tài khoản của chàng trai 38 tuổi này đã nhảy vượt quá 9 con số 0 thì việc cao ngạo với đời cũng chẳng khó lý giải.
Bộ ba ông lớn đặt cược ván bài hên xui
Hồi tháng 5 khi trận so găng thế kỷ giữa cặp đôi Floyd và Pacquiao còn chưa diễn ra, ba ông lớn đã liều mình ngỏ ý Floyd mang thương hiệu của mình vào trong vòng đấu.
Họ thừa nhận ra nếu chọn sai “đại sứ thương hiệu” thì cái viễn cảnh bị tẩy chay rất lớn, nhưng nếu ngược lại, những fan hâm mộ báo đen Floyd sẽ khiến các thương hiệu hốt bạc không kịp.
Hublot kỳ vọng Floyd tạo nên cơn sốt mới cho phiên bản WBC King Power
Trái với Floyd, một kênh đầu tư an toàn của hầu hết các nhãn hiệu, Pacquiao xuất hiện với những mảng màu xanh đỏ chi chít các logo của Air Asia, Café Puro, Nike, Motolite,… Dù bại trận trước Floyd nhưng gã Rambo của Philippines cũng đút túi vài chục triệu đo đến từ nguồn quảng cáo.
Trong khi đó, báo đen nước Mỹ lại vỏn vẹn chỉ mặc chiếc quần đính logo của Hublot, Fanduel và đeo chiếc đồng hồ King Power mạnh mẽ với tông màu trầm chủ đạo bên ngoài sàn đấu cũng đủ hiểu Hublot đang mạo hiểm chơi trò “một mất mười lời” với quân át chủ bài bất kham này.
Dạo gần đây, Hublot luôn bành chướng thương hiệu bên cạnh những giải đấu hay các ngôi sao thể thao đình đám, điển hình như họ đang là nhà tài trợ của Juventus, Bayern Munich hay Dallas Cowboys,..
Để vua đồ ăn nhanh được đi bộ cùng vua sàn đấu vỏn vẹn trong vài phút, Burger King phải bỏ ra ít nhất 1 triệu đô để làm điều đó. Ngay khi bộ đôi sánh bước cùng nhau, hàng loạt người la ó vì chiêu thức quảng cáo “không còn gì để nói” của cặp đôi này.
Những tưởng Burger King sẽ lo sốt vó vì người tiêu dùng sẽ quay lưng lại với đồ ăn của mình nhưng số liệu thống kê nói lên tất cả: Tiêu dùng đã tăng thêm 27% do có liên quan đến sự xuất hiện linh vật Burger song hành cùng Floyd.
Có thể thấy nổi tiếng hay tai tiếng đều mang đến những cách kiếm tiền khách nhau, nhất là kẻ thắng, họ luôn có sức hút dư luận ghê gớm.
Nếu Foyd không ngông cuồng “ kiếm được 300 triệu trong 38 phút thì hãy bước ra nói chuyện với tôi” thì chắc gì một trận của anh đã khiến Ronaldo, Messi đá suốt 3 năm ròng.