>> 'Soi' sự xuất hiện của 2 chủ tịch ngân hàng sau tin đồn
>> Ông Trần Xuân Giá: 'Tôi rất buồn vì tin đồn bị khởi tố'
>> Chủ tịch Eximbank: Cần bình tĩnh trước tin đồn
>> Ông Trầm Bê: “Tôi bị bắt là tin đồn hoàn toàn thất thiệt”
Thị trường đúng nghĩa trở thành một chiến trường, bên “tháo chạy” bên “ung dung mua vào”. Câu hỏi đặt ra đây có phải là đòn hiểm của nhà đầu tư ngoại đánh vào Việt Nam, để họ thoải mái vung hầu bao của mình cho những cổ phiếu đang trong quá trình chuyển từ bánh mì, về bó rau.
Thị trường chứng khoán trên thế giới cũng gặp không ít bởi ảnh hưởng từ những tin đồn, cổ phiếu Apple giảm mạnh khi tin Steve Job từ trần, và lại tăng mạnh khi tin tức Iphone 5 sắp ra đời. Điều này, ắt hẳn có sự ảnh hưởng tương hỗ, kiểu như thế giới tăng thì Việt Nam cũng không được giảm.
Nhà đầu tư thiệt hại nặng khi bán cổ phiếu vì tin đồn thất thiệt. Ảnh: Tuổi trẻ
Nhưng nếu là ảnh hưởng thực sự, hoạt động mua bán sẽ dừng lại, và hầu như không giao dịch. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam lại bùng phát hiện tượng bán tháo bán chạy, và đó cũng là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư bắt đáy. Thực tế quan sát thị trường, không chỉ trong khoảng thời gian gần đây mà trong 3 năm vừa qua hầu như các giao dịch đều phụ thuộc từ những tin đồn và những quyết định rất cảm tính.
Đó là điều kiện để những đội - nhóm kiên trì “đánh lên”-“hạ xuống” tạo thành hiệu ứng số đông. Và khiến thị trường là nơi không an toàn cho những nhà đầu tư nhỏ và lẻ, nhiễu thông tin. Đó cũng là điều kiện để một số diễn đàn chứng khoán hoạt động sôi nổi.
Nếu vừa mới khoác áo nhà đầu tư, tham dự vào những cộng đồng online sôi nổi này, bạn sẽ dễ dàng bấn loạn vì hàng loạt khuyến nghị và những lý do có cánh. Vì vậy, những trạng thái “bình tĩnh”, “thận trọng” vẫn nên ở bên bạn khi giao dịch.
Bên cạnh đó, tin tức về những lúc giá xăng lên – giá dầu xuống; giá vàng nhảy múa hàng giờ khiến thị trường ngày càng hỗn độn. “Blog Chứng khoán” – một blog nổi tiếng trong giới đã phải thốt lên: Thị trường chứng khoán Việt Nam phải mất rất nhiều tiền mới có thể mua nổi niềm tin và sự an tâm, từ những sự cố xảy ra đầy bất ổn của thị trường.
Xét về lý thuyết, không phải không có lý do khi các lớp học về chứng khoán vẫn đang và sẽ tồn tại trong thì tương lai, dù đó là thế giới, hay Việt Nam, hay là bất cứ quốc gia nào khác. Điều đó có nghĩa những yếu tố phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật vẫn có thể áp dụng một cách hiệu quả trong trò chơi của những màu xanh, hồng, và đỏ.
Cách đây 2 năm, xu hướng hoạt động của các quỹ đầu tư là đầu tư dài hạn, không đặt chân vào cách chơi lướt sóng, và bây giờ quy luật này vẫn còn đúng. Bởi những nguyên tắc làm việc từ những phép tính, thuật toán được tối ưu qua từng ngày sẽ đem lại hiệu quả, tốt hơn là hiệu quả của tất cả các lần lướt sóng.
Thực tế tại thị trường Chứng khoán Mỹ, hơn 70% giao dịch được thực hiện bằng máy tính – robot. Chưa đề cập đến việc tự động hóa bằng robot, các giao dịch được thực hiện theo những thuật toán nhất định và được cải tiến từng ngày, những thuật toán này đều dựa trên những phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản dựa trên kết quả giao dịch lịch sử trong quá khứ. Những yếu tố cảm tính, tin đồn được loại ra ngoài để đem lại hiệu quả bền vững cho giao dịch.
Còn để áp dụng tại Việt Nam, bà Cao Thị Thùy Liên – CEO BeRich.vn nhận định rằng : “Tất cả đều còn trong phòng thí nghiệm, hãy hình dung mỗi người đang tự chế tạo robot và đang thử nghiệm trong dữ liệu quá khứ, hoặc áp dụng cho hiện tại.
Tuy nhiên, chưa có một mô hình thành công nào đem lại lợi nhuận bền vững. Chúng tôi khuyên nhà đầu tư nên thử nghiệm hình thức hệ thống khuyến nghị mới này, bên cạnh việc sống và làm việc bên cạnh những tin đồn. Bởi vì nếu hệ thống khuyến nghị mạnh, sẽ đủ sức hạn chế/dừng giao dịch khi thấy thị trường bất ổn (dựa vào lực cung/cầu, yếu tố thanh khoản, chứ không dựa vào tin đồn), đó chính là thế mạnh của Robot – vật không cảm tính”
Theo Baomoi