Tỷ phú Bezos đã gây dựng Amazon như thế nào?

Thứ năm, 03/07/2014, 15:38
Nhắc đến Amazon, giờ đây thay vì liên tưởng đến con sông dài nhất thế giới, người ta lại hình dung ngay tới website bán lẻ trực tuyến nổi tiếng.

Hiếm có nơi nào mà Amazon lại không thể tìm đến các khách hàng của mình được. Ngay cả hòn đảo xa xôi ở khu vực Maine cũng không phải là vấn đề với Amazon. Amazon có 240 triệu khách hàng. Có nghĩa là 6 trên 10 người lớn dùng Internet ở Mỹ.

 - 1

Amazon được Jeff Bezos thành lập vào năm 1994, và bây giờ đang hướng đến ngưỡng doanh thu 100 tỷ USD một năm. Còn tài sản của Jeff Bezos được Forbes ước tính lên tới 30,6 tỷ USD, xếp thứ 18 những tỷ phú giàu nhất thế giới.

 - 2

Thời mà Bezos thành lập Amazon không có cáp băng thông rộng, không có wifi, chỉ có Internet. Lúc đó Bezos nhận thấy là các trang web đang phát triển với tốc độ 2.300% một năm. Ý tưởng của Bezos là thành lập một cửa hàng sách kỹ thuật số không bị giới hạn bởi không gian trưng bày của các giá sách. Vào thời điểm đó, người Mỹ chi khoảng 19.000 USD  hàng năm cho sách.

 - 3

Năm 1997 Amazon niêm yết trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu của Amazon từ khi lên sàn đã tăng 15.000 lần.

 - 4

Amazon là một trong số ít các công ty mới thành lập không bị xóa sổ khi làn sóng các công ty “.com” bị phá sản. Năm 2001, hàng loạt các công ty như Pets.com hay eToys.com đều lần lượt phá sản. Amazon đã tồn tại được nhờ áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân sự, tập trung vào trọng tâm phục vụ khách hàng.

 - 5

Số lượng hàng bán online của Amazon cao hơn 12 đối thủ cạnh tranh của họ cộng lại. Đặc biệt từ khi cho ra mắt dịch vụ Amazon Prime, cho phép khách hàng với 79 USD tiền phí hàng năm được quyền truy cập vào thư viện với hàng ngàn bộ phim, ảnh, chương trình truyền hình; công ty đã kiếm được 2,5 tỷ USD mỗi năm. Có hơn 25 triệu người sử dụng Amazon Prime. Và sau khi gia nhập dịch vụ này, tính trung bình, những người dùng thường chi tiêu gấp đôi vào website.

 - 6

David Selinger là cựu giám đốc sản phẩm của Amazon. Nhiệm vụ của Selinger là đảm bảo cho quá trình đặt hàng trên Amazon được trơn tru nhất có thể. Selinger cũng phát hiện ra rằng nếu tốc độ của website chỉ chậm hơn 1/10 giây thôi thì Amazon sẽ mất 1% doanh thu. Selinger cũng là người đề xuất ý tưởng bán quảng cáo trên trang chủ của website. Bezos cho rằng đây là một ý tưởng ngớ ngẩn, nhưng vẫn đồng ý cho Selinger thực hiện. Doanh số bán quảng cáo của Amazon giờ đây lên tới 800 triệu USD.

 - 7

Mỗi khi có một cú click chuột mua hàng, một bộ máy được thiết lập mạnh mẽ ở phía sau sẽ được chuyển động. Các băng tải xử lý hơn 426 đơn hàng trên một giây. Một thuật toán xác định kích thước và loại hộp nào phù hợp với mặt hàng. Ngay cả khi các máy móc đã thay  người làm rất nhiều việc, các nhân viên ở đây vẫn phải đi lại trung bình 24 km mỗi ngày. Một số nhân viên còn cho rằng Amazon đo tần suất đi lại của họ và sẽ đưa ra cảnh báo nếu họ không năng suất bằng cách đồng nghiệp của mình.

 - 8

Một phần doanh số bán hàng của Amazon đến từ hơn 2 triệu người bán lẻ kinh doanh trên website. Các nhà bán lẻ độc lập này chiếm 40% những mặt hàng bán trên Amazon. Amazon sẽ thu của họ 15% phí. Nếu chi trả thêm phí, Amazon thậm chí sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ và vận chuyển hàng hóa cho họ.

 - 9

Amazon cũng khiến các nhà phát hành sách thất vọng. Bởi Amazon chiếm hơn 1/3 nền công nghiệp này. Và Amazon sử dụng việc này như một lợi thế của họ. Nếu các nhà phát hánh sách từ chối không đưa ra mức chiết khấu lớn cho Amazon thì Amazon sẽ để các tựa sách ấy vào những vị trí “hiểm trở” trên website để đảm bảo là doanh số bán ra của đầu sách ấy sẽ giảm sút.

Hơn 30 triệu người sử dụng Amazon Kindle và máy tính bảng để xem các nội dung và sản phẩm của Amazon. Sau khi chiếm lĩnh ngành xuất bản và bán lẻ, Amazon giờ đây đang muốn bước chân vào ngành công nghiệm siêu thị 600 tỷ USD.

Hướng tới tương lai, Amazon đang có kế hoạch cho trụ sở mới của mình ở Seattle. Và Bezos tiếp tục thách thức các đối thủ của mình với những sản phẩm mới như Fire Phone.

Theo Khám Phá

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn