Chương trình máy tính suy nghĩ như con người

Thứ ba, 14/02/2012, 22:47
Trong những năm 1800, trí thông minh là những gì bạn ghi nhớ trong đầu và được đánh giá qua các bài kiểm tra IQ, điểm số thông minh trung bình của con người là 100. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu triết học, ngôn ngữ học và khoa học lý thuyết tại trường đại học Gothenburg,Thụy Điển đã tạo ra một chương trình máy tính có điểm số IQ là 150.
 
Bài kiểm tra IQ được dựa trên hai vấn đề: sự tiến bộ ma trận, phần này kiểm tra khả năng quan sát các mẫu trong hình ảnh và các chuỗi chữ số. Những máy tính phổ biến nhất có thể đạt được số điểm dưới 100 cho những bài kiểm tra IQ với các chuỗi số. Ông Claes Strannegard, nhà nghiên cứu tại khoa triết học, ngôn ngữ học và khoa học lý thuyết cho biết đây chính là lý do để họ cố gắng phát triển một hệ thống máy tính thông minh hơn.
 
“Chúng tôi đang cố gắng để làm cho chương trình máy tính có thể suy nghĩ và khám phá theo cách con người có thể làm” – ông nói.
 
Nhóm nghiên cứu bao gồm Claes Strannegard, Fredrik Engstrom, Rahim Nizamani và ba sinh viên khác cùng tin rằng số vấn đề quan trọng cần giải quyết thuộc về toán học và tâm lý học. Ông Strannegard chứng minh điểm này: “1,2,… số nào là số tiếp theo? Hầu hết mọi người sẽ nói 3, nhưng nó cũng có thể là một chỗi lặp đi lặp lại 1,2,1,2,.. hoặc một chuỗi tăng gấp đôi như 1,2,4. Không có kết quả nào thực sự chính xác, chỉ có kết quả được nhiều người chấp nhận là mô hình 1-2-3”

 
Do đó, nhóm sử dụng một mô hình hình tâm lý mẫu của con người để cài vào máy tính của họ. Kèm theo đó là tích hợp mô hình toán học theo cách con người vẫn thường giải quyết các vấn đề. Chương trình máy tính này đã giải quyết các câu hỏi trong bài kiểm tra IQ với số điểm 100 và có khả năng giải quyết những vấn đề rắc rối có nhiều đáp án để lựa chọn. Nhóm nghiên cứu đã cải thiện được chương trình để giải quyết các chuỗi số đặc biệt và dự đoán số điểm IQ thấp nhất mà chương trình đạt được sẽ là 150 điểm.
 
“Chương trình của chúng tôi đã đánh bại các chương trình toán học thông thường, bởi vì chúng tôi đã kết hợp được toán học và tâm lý học. Phương pháp này có khả năng được sử dụng để xác định các vấn đề trong bất kỳ dữ liệu nào với phân tích bằng cả toán học và tâm lý, chẳng hạn như các dữ liệu tài chính. Nhưng cũng còn một số dữ liệu mà chương trình này không thực hiện được, ví dụ như các dữ liệu về thời tiết, thứ mà tâm lý con người không dự đoán hay thay đổi được” ông Strannegard nói.
 
Nhóm nghiên cứu gần đây đã bắt đầu cộng tác với Khoa tâm lý tại Đại học Stockholm với mục tiêu để phát triển các bài kiểm tra IQ với mức độ khó khác nhau.
 
“Chúng tôi đã phát triển một cỗ máy có sự hiểu biết tốt với các bài kiểm tra thông thường. Bây giờ chúng tôi muốn chia các bài kiểm tra thành nhiều cấp độ khó khác nhau, sau đó chúng tôi có thể sử dụng chúng để thiết kế các chương trình máy tính phù hợp với những người muốn luyện tập về trình độ giải quyết vấn đề của họ”

Anh Vũ (theo physorg)

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích