Những nẻo đường làm gái của nữ sinh

Thứ tư, 30/11/-0001, 00:00
'Chỉ cần rót bia, cho mấy ổng sờ đùi, sờ ngực là có ngay mấy trăm nghìn. Em chạy bàn cả tháng cũng không có được số tiền đó', Vy nói.

Hiện nhiều nữ sinh viên từ các miền quê đến TP Tuy Hòa (Phú Yên) nhập học đang phải làm thêm bằng vô số cách để có tiền trang trải học phí, sinh hoạt phí tại thành phố.

Đa phần do hoàn cảnh khó khăn, bị cuộc đời đưa đẩy phải làm “gái bán hoa”, nhưng cũng không ít trong số đó chủ động cặp bồ với đại gia để có điều kiện mua sắm hàng hiệu đắt tiền cho bằng bạn bằng bè.

Vy là sinh viên năm 3 của một trường đại học ở TP Tuy Hòa. Khác với vẻ ngây thơ, ngơ ngác của cô thôn nữ huyện Sông Hinh ngày mới xuống thành phố nhập học, giờ đây Vy là một cô nàng mặc áo khoác da sành điệu, quần short jeans ngắn cũn cỡn, da trắng nõn nà, đi xe máy đời mới, khoác túi Channel, đeo đồng hồ Gucci, mang giày cao gót hơn một tấc.

Sau màn “tay bắt mặt mừng” khi thấy người bạn cũ, Vy vui vẻ hỏi: "Anh thấy em thế nào? Vịt con xấu xí ngày xưa giờ thành thiên nga rồi đúng không? Nói thiệt với anh, giờ em muốn gì có nấy, không cần phải đi chạy bàn ở quán cà phê, chắt mót từng đồng như trước.

Công việc của em bây giờ vừa nhàn hạ lại vừa kiếm được nhiều tiền. Trong lớp có mấy đứa bạn con nhà thành phố khá giả nhưng nhìn đi nhìn lại vẫn còn thua xa em đấy anh à".

Những cô thiếu nữ còn tuổi ăn tuổi học hằng đêm đứng trên những con phố mồi chài khách.

Vy kể, vào năm nhất, khi còn chạy bàn ở quán cà phê, Vy được Quân, giám đốc một công ty hoạt động trong ngành xây dựng để ý. Khi đó, mặc dù Vy không đẹp một cách nổi trội nhưng da trắng, dáng cao, lại có khiếu ăn nói nên sau mấy lần nói chuyện, Quân chủ động xin số điện thoại của, bảo rằng nếu tìm được công việc làm thêm thích hợp với mức lương cao hơn, sẽ giới thiệu.

Tưởng mình gặp được “quý nhân phù trợ”, Vy mừng quýnh lên, đọc ngay số điện thoại. Y như lời hẹn, vài ngày sau, giám đốc công ty xây dựng nọ gọi điện, bảo Vy đến thử việc và cho biết công việc của Vy là ngồi rót bia, nói chuyện vui vẻ với mấy sếp để anh ta “ký kết hợp đồng”.

Biết công việc không lành mạnh, Vy từ chối thẳng thừng nhưng Quân thuyết phục bằng cách đưa ra mức lương quá hấp dẫn, đúng lúc Vy đang cần tiền đóng học phí mà ba mẹ ở quê chưa kịp gửi nên cô liều mình đi.

Khi đến điểm hẹn, Vy thấy rất đông người đang ngồi nhậu, cụng ly bia côm cốp, xen giữa những cô gái trẻ ăn mặc mát mẻ là những người đàn ông trung niên có, thanh niên có, hết quàng vai lại sờ đùi các cô gái ngồi cạnh. Vy làm quen với “công việc” từ lần đó.

“Chỉ cần ngồi rót bia, nói chuyện hoặc hát karaoke với VIP, cho mấy ổng sờ đùi, sờ ngực một tí là có ngay mấy trăm nghìn. Em chạy bàn cả tháng cũng không có được số tiền đó. Thế nên, mặc dù ban đầu có hơi xấu hổ và khó chịu nhưng sau em quen dần, mục đích chính của mình là kiếm tiền thôi mà”, Vy nói.

Có tiền, Vy đầu tư mua sắm quần áo đẹp, mua mỹ phẩm trang điểm, đi thẩm mỹ viện “đại tu” lại nhan sắc để làm mát mắt khách hàng hòng nhận được nhiều tiền boa hơn. "Khi các VIP muốn được chiều chuộng nhiều hơn thì em chiều tới bến. Mấy vụ đi riêng thì phải kín kẽ một chút và giá cả cũng cao hơn. Cỡ em bây giờ thì phải là đại gia trở lên em mới tiếp chứ người bình thường em không đi”, Vy cười ngất.

Theo Vy, để được bố trí công việc, ban đầu, Vy phải chấp nhận để giám đốc Quân “test”, sau khi đạt yêu cầu mới cho đi tiếp khách riêng. Thời buổi cạnh tranh, làm gì cũng phải có người đỡ đầu nên thỉnh thoảng, nếu Quân có nhu cầu, Vy vẫn phải “chiều”, phải làm tình hờ để còn giữ mối với các khách VIP.

Lan, bạn của Vy, một sinh viên ngành Quản trị kinh doanh cũng đang hành nghề buôn hương bán phấn. Lan ra giá một cách chắc nịch: “3 xị một lần tàu nhanh, qua đêm thì 7 xị, còn nếu cần người nói chuyện vui vẻ thì sẽ tính giá khác tùy vào bối cảnh.

Em chỉ đến phục vụ, mọi chi phí khác anh phải “gánh”. Đây là việc làm ăn nên hai bên cần phải tôn trọng “hợp đồng”. Em nói trước là không được quay phim, chụp ảnh làm kỷ niệm. Đồng ý thì đi, không thì hẹn anh dịp khác”.

Lan hẹn khách ở một nhà nghỉ bình dân ở ngoại thành, nằm sâu trong một con hẻm nhỏ, theo lời Lan là để tránh những ánh mắt tò mò của mọi người. Lúc đó có 3 cặp cũng đang ôm eo, dìu nhau vào nhà nghỉ. Khách là những người đàn ông sơ vin gọn gàng, ăn mặc chải chuốt, còn các cô gái trẻ đi theo mặt vẫn còn non choẹt nhưng ánh mắt và hành động thể hiện vẻ sành sỏi.

Nữ sinh viên thời nay ăn mặc khi ra đường chẳng khác gì mấy cô người mẫu trên báo.

Lan tới, đi trên chiếc xe Elizabeth đỏ, dựng chân chống, lập tức anh chàng lễ tân chạy ra, dắt xe cho cô nàng như chiều khách quen. Lên phòng, Lan nhanh nhẹn cởi áo ngoài rồi nháy mắt hỏi: “Anh muốn em chiều kiểu nào, nhanh hay chậm?”.

Thấy khách chỉ muốn tâm sự bình thường, sau dăm ba câu hỏi thăm khách sáo, Lan cho biết, cô là sinh viên năm 2, mới “vào nghề” được mấy tháng. Nhà nghèo, ở quê bố mẹ phải nuôi thêm 3 em nhỏ ăn học nên nhiều khi túng quẫn, không có tiền gửi ra thành phố cho Lan.

Một lần, vì thấy Lan quýnh quáng, chạy đôn chạy đáo kiếm tiền đóng học phí, một chị cùng dãy trọ đã hướng dẫn đường đi nước bước để Lan tiếp cận với khách. Ban đầu, Lan phải chia phần trăm cho chị này, về sau thì tách ra làm tự do. Thấy kiếm được tiền dễ dàng, cô ngày càng lún sâu. Chiếc xe tay ga cô mới tậu lại, hơi cũ một chút cho khách thương, dễ vòi thêm tiền.

Theo Lan, nay sinh viên làm nghề này không phải là hiếm. Tuy nhiên, có người chỉ chấp nhận nói chuyện, tâm sự hoặc làm “chim mồi”, ngồi rót bia, lả lơi với mấy sếp để ông chủ bàn công việc cho dễ dàng, mỗi lần như vậy tụi em nhận được tiền bo 2 xị. Có sinh viên thì chấp nhận đi khách nhưng không được qua đêm, cũng có người kiểu gì cũng chiều, miễn sao có tiền nhiều là được.

Khách thì cũng tùy dạng, người buồn chán trong công việc và gia đình muốn được nói chuyện để chia sẻ. Người bị “yếu” nhưng muốn tìm gái để thể hiện bản lĩnh đàn ông và tìm đến sinh viên để ăn “rau sạch”, tránh những hệ lụy không mong muốn.

Có người thì nhẹ nhàng, nhưng cũng có người hành động rất bạo khiến Lan thấy sợ hãi, lần sau thấy số đó gọi đến là không dám nhấc máy tiếp.

“Làm nghề thì cũng có lúc rủi ro, bị dính nhưng bọn em đều chuyền tai nhau địa chỉ của bác sĩ tư, giải quyết mấy việc này rất êm đẹp. Bọn em là sinh viên, còn cả tương lai phía trước. Nghề này chỉ là tạm thời chốc lát để có tiền tiêu cho bằng bạn bằng bè, làm sao để bị ràng buộc được”, Lan nhỏ giọng nói.

Lan ngậm ngùi: “Sinh viên làm nghề này, lên lớp mặc dù có tiền để mua sắm này nọ nhưng đi đường thì lấm la lấm lét, sợ gặp người quen. Nhiều sinh viên bị “lậm” không rút ra được, phải bỏ học giữa chừng rồi theo nghề luôn.

Nhiều người “mất giá”, phải ra đường để tìm khách cũng không phải là hiếm. Như chị Xuân, người dắt em vào nghề, trước đây cũng là một sinh viên học hành thuộc loại khá trong lớp. Tuy nhiên, sau khi làm nghề, dính bệnh lúc nào không hay. Giờ phải ra đường kiếm khách lẻ từng ngày. Thỉnh thoảng đi chung xe với bạn, lượn lờ khắp nơi để dụ dỗ mấy anh chàng có máu dê”.

Theo Công Lý