Thưởng Tết của nghề "thư giãn không lành mạnh"

Thứ ba, 21/01/2014, 17:05
Như bao con người khác, những cô gái làm cái dịch vụ “thư giãn” cũng có thưởng Tết, nghỉ Tết và cũng lao đao khi nghĩ về cái Tết trước mắt.

Quán thư giãn trên đường Thụy Khuê.

Thưởng Tết tự chọn

Từ lâu, đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã nổi tiếng như một khu “phố đèn đỏ” của Thủ đô. Ở phố này tràn lan những quán massage, tẩm quất thư giãn với dịch vụ chủ yếu là kích dục. Sự tồn tại của những quán massage kiểu này ngang nhiên đến mức những quán tẩm quất chân chính phải ghi rõ biển “tẩm quất lành mạnh”.

Trong một cửa hàng tẩm quất không lành mạnh (không tiện nêu tên) ở quãng giữa đường Thụy Khuê, gần với đoạn rẽ sang đường Văn Cao, bà chủ quán người Hải Phòng. Tối 19/1/2014, trong vai một khách hàng tìm sự thư giãn tối, phóng viên đã nghe được đủ thứ chuyện về Tết và lo Tết của những cô gái làm nghề này.

Quán có 4 cô thì 2 cô đã làm cho khách, bà chủ chạy ra ngoài ăn đêm. Hai cô dưới nhà, co ro trong chiếc chăn và những bộ quần áo hai mảnh mỏng manh. Theo hai cô, Tết này, các nhân viên ở quán phải làm đến hết ngày 29 tháng Chạp. Sau đó, nếu muốn về quê có thể về, còn không có thể ở lại quán. Mùng 5, quán mở cửa trở lại.

Một nữ nhân viên tên Hoài Thu, tự giới thiệu quê ở Sơn La cho biết: “Chị chủ bảo là đầu năm người ta kiêng chơi gái vì sợ đen, sợ "giông" cả năm. Nhiều ông nhu cầu cao sẽ phải tìm đến cái món tẩm quất kích thích như bọn em”.

Về chuyện thưởng Tết, Thu vui vẻ nói: “Chỉ quán em mới có thưởng Tết thôi, những nhà khác bóc lột nhân viên từng tí một. Trước chị chủ nhà em cũng trong nghề nên hiểu. Năm trước thì được 1 triệu mua quần áo và một ngày nghỉ để đi sắm Tết, còn năm nay kinh tế khó khăn, cuối năm chị ý cũng chẳng có tiền mặt nên cho bọn em tùy ý, mỗi đứa tự chọn lấy một ngày, làm được bao nhiêu khách thì được nhận cả, không cần chia theo thỏa thuận cho chị”.

“Em vẫn chưa chọn ngày để tự làm tự thưởng, chị Nga (cô ngồi cạnh đang cắm cúi nhắn tin) nhận thưởng từ trước rằm, đông khách nên được triệu rưỡi. Các chị khác cũng thế, mỗi chị cũng được hơn 1 triệu. Em cứ tưởng cuối năm khách đi xả đen tăng lên, định ủ đến giáp Tết thì nhận, ai ngờ Tết nhất đến nơi mà vẫn chưa có gì”. – Thu chia sẻ.

Được biết, theo giao kèo giữa nhân viên và chủ quán, mỗi một khách sẽ phải trả 150 nghìn/ca 30 phút. Trong đó, nhân viên được 70 nghìn, quán được 80 nghìn. Nếu làm khéo, làm ngoan khách sẽ bo cho thì tiền bo nhân viên được giữ.

Giảm giá để khách ăn cơm bụi

Cận Tết, không ít quán tẩm quất sử dụng chiêu giảm giá để hút khách. Tại đường Đông Các, khi tuyến đường vừa mở ở nút giao thông Ô Chợ Dừa được thông xe, nhiều căn nhà trước là ngõ, nay bỗng dưng thành mặt đường cũng lập tức bước vào công cuộc tu sửa nhà cửa, thậm chí là xây mới để đón Tết. Cũng vì thế, lượng công nhân xây dựng ở khu phố này tăng vọt.

Giảm giá vì kinh tế buồn

Giảm giá vì kinh tế buồn.

Tuy nhiên, khi mật độ dân tứ xứ, lao động tăng lên thì quán tẩm quất Điểm Hẹn trên đường Đông Các lại giảm giá từ 150 nghìn/ca xuống 120 nghìn/ca.

Theo người quản lý của quán này (ông chủ quán đã ngoài 60 và ít khi đến quán, quán chỉ có 3 nhân viên và một quản lý, thường là người nhà của ông chủ), phải giảm giá như vậy vì phần lớn khách vào là công nhân xây dựng, thợ xây, phu hồ từ các công trình xung quanh.

“Họ chê quán giá cao quá, giảm xuống 120 nghìn thì họ sẽ đi nhiều hơn. Nhiều người nói 30 nghìn đó cũng bằng một xuất cơm bụi của họ rồi. Mà công nhận, khi giảm giá, khách vào đông hẳn, mà không chỉ thợ xây đâu anh, nhiều khách nhìn cũng sang lắm. Chỉ chênh nhau có 30 nghìn mà khách vào nườm nượp, thôi thì giảm giá chút mà tăng ca thì cũng được anh ạ.”

Nữ nhân viên của quán tẩm quất thư giãn Điểm hẹn ngồi quấn chăn đợi khách (ảnh trái) và những căn buồng để các cô này hành sự (ảnh phải)
Nữ nhân viên của quán tẩm quất thư giãn Điểm hẹn ngồi quấn chăn đợi khách (ảnh trái) và những căn buồng để các cô này hành sự (ảnh phải)

Trò chuyện với Phương Chi, một nhân viên của quán,  cô liến thoắng nói: “Em cũng thấy năm nay chán quá, Tết nhất đến nơi rồi. Năm trước tháng này em kiếm 15 – 20 triệu là bình thường, năm nay thì chưa thấy gì.”

“Hôm trước vào quán em, có một anh vừa phải đi mua vé tàu hỏa cho cả gia đình về quê ăn Tết. Anh ấy kể mọi năm toàn lúc nào về thì ra bến mua, nếu hết vé thì thôi vợ chồng con cái bắt một cái taxi về. Năm nay thì tiền tiêu Tết còn không đủ, chắc không dám chơi sang nữa rồi anh nhỉ.” – Chi suy luận.

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích