Chiều 14/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống tội phạm (138/CP).
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp tại trụ sở Chính phủ (ảnh: Chinhphu.vn). |
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Phó trưởng Ban chỉ đạo 138 cho biết, 6 tháng đầu năm, công tác phòng chống tội phạm đạt kết quả tích cực, kéo giảm tỷ lệ gia tăng tội phạm, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Lực lượng công an đã điều tra, phá gần 21.500 vụ phạm pháp hình sự, bắt xử lý gần 42.000 đối tượng; triệt phá trên 1.230 băng, nhóm tội phạm. Tuy nhiên, tính chất tội phạm còn nguy hiểm, đã xảy ra nhiều vụ án mạng nghiêm trọng, điển hình là vụ án thảm sát 6 người trong một gia đình vừa xảy ra ở Bình Phước…
Báo cáo của Tổng Cục trưởng Tổng Cục cảnh sát Phan Văn Vĩnh minh chứng rõ hơn về tình hình tội phạm hiện nay. Theo đó, 6 tháng đầu năm, tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn xã hội được kiềm chế, số vụ phạm pháp hình sự giảm 3,32% so với cùng kỳ năm 2014, một số tội phạm giảm mạnh như giết người cướp tài sản giảm gần 16%; giết người do nguyên nhân xã hội giảm 12%; cướp giật tài sản giảm 12%; hiếp dâm giảm trên 16%.
Tuy nhiên, tính chất tội phạm lại nghiêm trọng, hành vi phạm tội mạnh động, bạo lực, côn đồ, liều lĩnh hơn. Đã xảy ra nhiều vu giết nhiều người, giết người cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng, đối tượng liên tục gây án (vụ giết chủ quán cơm chay, cướp 1 xe mô tô ở Bà Rịa-Vũng Tàu, đối tượng khai nhận trong tháng 8,9-2014 đã gây ra 3 vụ giết người, cướp tài sản tại 3 địa phương Hải Phòng, TPHCM, Quảng Ngãi).
Tướng Vĩnh nhắc lại việc gần đây nhất là vụ giết 6 người ở Bình Phước, 4 người ở Nghệ An.
Đáng lo ngại, tướng Vĩnh nhấn mạnh, là tình trạng những nhóm thanh niên côn đồ, liên kết với nhau, khi có
Tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng phức tạp, hoạt động có tính chất xuyên quốc gia (6 tháng qua đã phát hiện 178 vụ việc, giảm trên 50% so với cùng kỳ năm 2014). Đáng chú ý, xuất hiện các hacker tấn công trang web, cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước và mạo danh blog, FB cá nhân mang tên các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để lan truyền thông tin sai sự thật gây chia rẽ nội bộ, tâm lý hoài nghi trong nhân dân, tác động xấu trước Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. |
mâu thuẫn, va chạm là sẵn sàng tụ tập “dàn trận” đâm chém, gây thương tích, gây rối trật tự công cộng diễn ra ở một số tỉnh phía Nam.
Tình trạng ném đá xe khách tại khu vực Tây Nguyên gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để giải quyết mâu thuẫn có chiều hướng gia tăng; đã phát hiện nhiều vụ sản xuất vũ khí cung cấp cho các đối tượng phạm tội.
Tuy tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản giảm nhưng hành vi cướp tài sản lại tăng 6,3%. Tội phạm trộm cắp tài sản vẫn diễn ra phức tạp (chiếm gần 45% tổng số vụ phạm pháp hình sự), nhất là trộm cắp tài sản ở khu vực nông thôn (chó, mèo) kéo theo hệ quả là các vụ cố ý gây thương tích, giết người, hủy hoại tài sản (người dân đánh đối tượng trộm chó) diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương.
Ngoài ra, tội phạm chống người thi hành công vụ tăng, hành vi chống đối manh động, côn đồ, liều lĩnh xảy ra ở nhiều địa phương, nhất là chống lại lực lượng công an. Bên cạnh đó, tội phạm mại dâm gia tăng, tổ chức mại dâm “sex tour”, xuất hiện nhiều vụ xưng là người mẫu. Tội phạm buôn bán người cũng gia tăng. Cùng với đó, tội phạm về kinh tế, tham nhũng tiếp tục xảy ra trong nhiều lĩnh vực.
Để tội phạm lộng hành, quy trách nhiệm người đứng đầu chính quyền
Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân thông tin, 6 tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố xảy ra 2.870 vụ án phạm pháp hình sự (giảm so với cùng kỳ), trong đó án xâm phạm tài sản chiếm tới trên 80%, chủ yếu do thanh thiếu niên hư hỏng, thất nghiệp gây ra. Tương tự tình hình trên địa bàn cả nước, tại TPHCM, tuy số vụ phạm pháp hình sự giảm nhưng tính chất lại phức tạp hơn.
Chủ tịch thành phố cho biết, từ vụ án sát hại 6 người vừa xảy ra ở Bình Phước, TPHCM đã rút ra bài học kinh nghiệm xương máu trong việc tăng cường giáo dục truyền thống gia đình, xây dựng gia đình một cách căn cơ.
“Từ thực tế nhiều vụ án cho thấy, nếu chúng ta không chú trọng xây dựng văn hóa gia đình thì nguy cơ phát sinh các loại tội phạm là rất lớn”, ông Lê Hoàng Quân nhận xét.
Ghi nhận, đánh giá cao kết quả phòng chống tội phạm đạt được trong 6 tháng qua nhưng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu phải nhận diện rõ tình trạng tội phạm hiện nay khi mà nhân dân vẫn còn lo lắng nhiều.
Phòng chống tội phạm, theo đó, không phải trách nhiệm riêng của ngành công an mà phải là của toàn hệ thống chính trị, có sự tham gia của người dân để bảo đảm cuộc sống bình yên của xã hội. Vì vậy, từng bộ ngành, từng cấp, địa phương, lực lượng phải nêu cao trách nhiệm trước nhân dân, huy động tổng lực các giải pháp để chuyển biến tích cực hơn trong phòng chống tội phạm.
“Công tác phòng ngừa tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội chưa tốt. Còn nhiều vấn đề trong việc giáo dục của dòng họ, gia đình, nhà trường, xã hội, dẫn đến nhiều trường hơp nhận thức mù quáng, có hành động phạm tội mù quáng. Cần phải tăng cường công tác giáo dục”, Phó Thủ tướng nói.
Trong 6 tháng cuối năm, trong nước diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, đặc biệt là Đại hội Đảng các cấp, là thời điểm các thế lực thù địch và phản động tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, nguy hiểm nhất là hoạt động khủng bố, phá hoại, kích động biểu tình, bạo loạn. Nhận định về bối cảnh này, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, Bộ Công an dự báo tình hình tội phạm và trật tự an toàn xã hội sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, tội phạm giết người, cướp giật, tội phạm ma túy. “Trật tự an toàn xã hội sẽ không chuyển biến tích cực nếu không quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng chống tội phạm đã đề ra. Cần phải huy động sức mạng tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công cuộc phòng chống tội phạm, các cấp phải vào cuộc mạnh mẽ” - Bộ trưởng Trần Đại Quang nói. |
Theo DânTrí