Hai tuần sau vụ thảm sát 4 người trong một gia đình ở bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An), cảnh sát vẫn chưa tìm ra hung thủ. Người dân nơi đây lo sợ không dám vào rừng một mình.
Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đến thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra đã huy động 65 cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Bộ đội Biên phòng tham gia phá án. Trong đó lực lượng nòng cốt là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) và 5 cán bộ của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) kết hợp với Công an huyện Tương Dương.
Lán trại của gia đình anh Thọ. Đây cũng là nơi phát hiện thi thể người đàn ông này. |
Dù đã điều động nhiều người tham gia phá án, nhưng do tính chất vụ án mạng phức tạp, địa bàn xảy ra lại là nơi biên giới giáp Lào, rừng núi hiểm trở nên chưa có kết quả. Theo đại tá Cầu, đến nay manh mối về vụ thảm sát vẫn chưa rõ ràng, trinh sát đang bám hiện trường, nhiều chốt chặn được lập ra nhằm truy bắt kẻ gây án.
"Do đất sản xuất ít nên người dân ở đây có tập quán vào rừng phát rẫy trồng lúa. Họ dựng lán bằng tre, nứa để ở mỗi năm vài tháng, có gia đình ở nhiều tháng để làm ăn. Tuy nhiên, sau khi xảy ra vụ thảm sát, nhiều người dân sống trong rừng sợ hãi. Họ không dám ở gần khu vực nơi xảy ra vụ thảm sát", ông Nguyễn Anh Minh, Chủ tịch UBND xã Tam Hợp nói.
Thông tin về 3 người lạ mặt xuất hiện ở thời điểm xảy ra án mạng, cảnh sát đang điều tra làm rõ. Theo anh Vang Văn Khuê (27 tuổi, chủ tiệm tạp hóa ở bản Phồng), trưa 2.7 có 3 người lạ tuổi 25 - 35 nói giọng Quảng Bình xuống mua hàng.
"Sau khi mua khoảng 60kg gồm gạo, cá khô, mì tôm thì họ lên núi ngay. Qua trò chuyện tôi nghe họ nói đi đặt bẫy thú rừng ở khu vực này. Đến chiều cùng ngày thì nghe tin gia đình anh Thọ bị giết. Toàn bộ thông tin trên, tôi đã báo đến chính quyền sở tại", anh Khuê nói.
"Do đất sản xuất ít nên người dân ở đây có tập quán vào rừng phát rẫy trồng lúa. Họ dựng lán bằng tre, nứa để ở mỗi năm vài tháng, có gia đình ở nhiều tháng để làm ăn. Tuy nhiên, sau khi xảy ra vụ thảm sát, nhiều người dân sống trong rừng sợ hãi. Họ không dám ở gần khu vực nơi xảy ra vụ thảm sát", ông Nguyễn Anh Minh, Chủ tịch UBND xã Tam Hợp nói. |
Bản Phồng có 149 hộ với khoảng 625 nhân khẩu thuộc dân tộc Tày Pọong. Bà con trong bản sống đoàn kết, hiền lành. Trước thông tin một số người lạ xuất hiện trong bản, người dân sinh sống nới đây đặt câu hỏi liệu họ có phải là những nghi can giết 4 người gia đình anh Thọ?
Trả câu hỏi trên, trung tá Trần Phúc Tú, Phó trưởng Công an huyện Tương Dương cho hay, chưa thể khẳng định được.
Một điều tra viên nhận định, quan sát vết chém trên người các nạn nhân, có thể xác định hung khí gây án là loại dao phay bản to dùng để đi phát rẫy. Vết chém sâu nên chỉ có người khỏe mạnh mới thực hiện được.
Theo người dân bản Phồng, anh Lo Văn Thọ là một người hiền lành, sống khép kín và không có mâu thuẫn với ai. Gia đình anh là một trong những hộ nghèo nhất bản. Anh Thọ và chị Yến sống cùng nhau, có con chung nhưng chưa đăng ký kết hôn.
Trước khi về sống chung với anh Thọ, người phụ nữ này từng có quan hệ tình cảm với hai người đàn ông khác. Người đầu tiên ở xã Tam Thái, huyện Tương Dương. Sau khi chia tay, anh ta đã phải đi tù vì phạm tội cách đây 4 năm. Người thứ hai là ở cùng bản với chị Yến. Họ quen nhau cách đây hai năm, hiện anh này đang đi làm ăn ở miền Nam.
Thượng tá Cao Ánh Hồng, Phó phòng PC45 Công an Nghệ An cho biết, từ việc khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra cũng đã lần ra một số manh mối trong vụ thảm sát. Tuy nhiên, ông Hồng từ chối tiết lộ.
Cũng theo vị Phó phòng, khu vực xảy ra án mạng sóng rất yếu hoặc không có, gây khó khăn cho các lực lượng phá án phối hợp với nhau. “Dù khó khăn nhưng chúng tôi vẫn đặt quyết tâm tìm ra hung thủ trong thời gian sớm nhất”, thượng tá Hồng khẳng định.
Trong ảnh là hình ảnh bản Phồng nhìn từ xa. |
Ông Nguyễn Anh Minh, Chủ tịch UBND xã Tam Hợp cho biết, hiện ông Lo Văn Bình (80 tuổi, người duy nhất trong gia đình sống sót) đã chuyển về nơi ở mới.
Đám tang cho người thân xong, ông lão tuổi 80 nhờ bà con trong bản dỡ bỏ nhà cũ đưa xuống dựng lại tại một mảnh đất gần dọc bờ khe Cặt. Nơi ở mới gần với bà con trong bản, giúp ông vơi bớt nỗi buồn, thuận tiện cho việc mọi người ghé thăm.
Theo Zing