Điều đặc biệt của công trình này, là nó được thực hiện bằng việc khoét núi và tạo hình bằng nguyên liệu đất bazan tại chỗ. |
Khởi công từ năm 2013, để hoàn thành con đường hầm điêu khắc dài 1,2km rộng 2-10m, sâu 1-9m, các công nhân xây dựng đã đào và di dời tới 50.000m3 đất. Dọc theo đường hầm là những tác phẩm điêu khắc tái hiện lại hình ảnh Đà Lạt từ thời kỳ đầu cho đến khi phát triển thành một thành phố hiện đại rực rỡ. |
Chi tiết điêu khắc đầu rồng ở vị trí cổng vào |
Nhạc phổ bài hát nổi tiếng 'Ai Lên Xứ Hoa Đào' của tác giả Tường Nguyên cũng được khắc họa một phần ở đây... |
Hay những chiếc vespa cổ - đặc trưng của Đà Lạt cũng được khắc hoạ lên vách hầm. |
Dựa trên những chất liệu đa dạng gồm chất liệu văn hoá và kiến trúc, thông qua ngôn ngữ tạo hình và thủ pháp thể hiện riêng, chúng ta bắt gặp nhiều câu chuyện nhỏ nhưng xâu chuỗi và kết nối liền mạch. |
Bên cạnh lịch sử hình thành của thành phố ngàn hoa xinh đẹp, các công trình kiến trúc nổi tiếng cũng được mô phỏng trong công trình. Tuy với kích thước nhỏ lại nhưng dáng dấp đường nét lại đạt đến độ chính xác so với nguyên mẫu. Trong ảnh là hình ảnh thiền viện Trúc Lâm với quả chuông to ngay lớn đặt bên cạnh. |
Nhà thờ con gà với tháp chuông vươn cao vượt qua cả hẳn vách hầm |
Trung tâm của đường hầm lộ thiên còn thu hút du khách nhờ vào hai căn nhà hoàn toàn bằng đất sét nằm bên hồ Tuyền Lâm. Xung quanh vách nhà là hình ảnh về thiên nhiên, tình yêu mà tác giả dành cho Đà Lạt. Căn nhà bằng đất sét có diện tích 100m2 trên khuôn viên tổng thể 500m2. Trên tường và mái nhà được chạm khắc nổi bật bản đồ Việt Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như một lời nhắc nhủ về chủ quyền dân tộc. |
Ông Trịnh Bá Dũng - Tác giả của công trình điêu khắc, được mệnh danh là "người chinh phục đất". |
Theo Lao Động