Bất động sản còn "đắp chiếu" hai năm nữa?

Thứ ba, 08/01/2013, 16:20
Khoảng một hai năm nữa, thị trường bất động sản sẽ giậm chân tại chỗ và gây khó khăn cho các chủ đầu tư.

Theo nhận định ông Trần Như Trung – Giám đốc nghiên cứu và tư vấn Savills VN, với một tốc độ đô thị hóa 3,5% năm, tỷ lệ nhà ở căn hộ dưới 20% trên phạm vi toàn quốc thì chắc chắn rằng, phân khúc nhà ở lại chính là chìa khóa thành công cho lớp nhà đầu tư mới và là chiếc phao cho các nhà đầu tư cũ.

Trong đó các phân khúc văn phòng cho thuê sẽ được cho là suy giảm thêm khoảng 1-2 năm nữa trước khi đi vào ổn định giá thuê và công suất.

Đối với phân khúc thương mại bán lẻ, mọi người bắt đầu hiểu ra đây là một lĩnh vực vừa cần kỹ thuật và công nghệ (bán lẻ hiện đại) vừa cần vốn, ở những mặt bằng tại vị trí tuyệt đẹp hay tỷ lệ sử dụng đất thấp - xây thấp tầng diện tích lớn, có hệ thống hay mạng lưới bán lẻ từ trước và quan trọng hơn cả là phải bán lẻ - thu tiền lẻ một cách dài hạn.

Đối với nhà nước và người quản lý, chắc chắn những vấn đề cơ bản của chính sách đất đai sẽ được thảo luận sôi nổi từ góc độ nghiên cứu cho đến các tầng lớp triển khai.

bất động sản
Theo ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc của CBRE Việt Nam, rất có thể 5 năm nữa thị trường bất động sản mới phục hồi và 2 năm tới là khoảng thời gian khó khăn nhất.

Các cuộc thảo luận này, dù ở giới nào đi nữa, đã hay chưa ra khỏi "bữa tiệc" trên sẽ chắc chắn đề cập ít nhất một (hoặc có thể tốt nhất là cả ba trong một chỉnh thể) trong ba yếu tố, có quan hệ nhân quả là: Mức độ đảm bảo về quyền sử dụng đất, chất lượng quy hoạch sử dụng đất và giá trị kinh tế xã hội trên một đơn vị đất đai.

Khi quyền sử dụng đất càng được bảo vệ cho một chủ thể xác định thì chủ thể này càng dành nhiều nguồn lực vào xây dựng quy hoạch sử dụng đất, dẫn đến chất lượng quy hoạch càng cao.

Kết quả này dẫn đến việc sử dụng đất càng hiệu quả, giá trị kinh tế xã hội trên mỗi đơn vị đất đai và nhu cầu về việc bảo vệ quyền lợi sử dụng đất càng cao. Một quy trình tác động giữa 3 đỉnh của tam giác này lại tiếp tục chu trình mới…

Tựu trung, dù ở bên phát triển hay người đầu tư cá nhân, cơ quan quản lý hay tổ chức phát triển, tất cả đã tham dự và cùng thưởng thức "bữa tiệc" thời sôi động đó. Bữa tiệc kết thúc, có thể ai đó tiếc nuối, ai đó vẫn còn cố gắng tiếp tục sử dụng các "biện pháp hành chính" yêu cầu các "thực khách" ở lại. Nhưng một điều hiển nhiên là đã đến lúc chúng ta phải tạm biệt "bữa tiệc" phát triển nóng. Còn nhiều thứ để làm trong năm 2013 và các năm sau.

Theo ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc của CBRE Việt Nam, rất có thể 5 năm nữa thị trường bất động sản mới phục hồi và 2 năm tới là khoảng thời gian khó khăn nhất.

Ông Marc Townsend cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đã đứng trước những rủi ro lớn. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của các công ty bất động sản Việt Nam là 120%, so với mức trung bình 45% của doanh nghiệp cùng nghề trong khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời, hệ số nợ/lợi nhuận trước thuế và lãi vay của một số doanh nghiệp ngành này đã ở mức 10 lần như các doanh nghiệp Phát Đạt, Sacomreal, Quốc Cường Gia Lai,..

Trong khi đó, rủi ro phá sản nếu thị trường diễn biến xấu với chỉ số này là khoảng 6 lần. Điều này cho thấy các doanh nghiệp lỡ dính vào bất động sản cần phải rút nhanh ra khỏi thị trường này.

Theo ông Townsend, để giải phóng hàng tồn, các chủ đầu tư cần phải bán tháo. “Tại Bangkok có nhiều dự án phải treo với thời hạn lên đến 10 năm và các dự án của Việt Nam cũng có thể rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tôi nghĩ rằng cách để chủ đầu tư bất động sản thoát nhanh khỏi các dự án là treo biển bán tháo và bán càng nhanh càng tốt”, ông Townsend nói.

Tuy nhiên, không phải dễ dàng để bán tháo. Rất nhiều chủ dự án ở Việt Nam vẫn còn nặng tâm lý “bán là thất bại” hay mất thể diện, nên chưa thực sự thoải mái khi tiếp xúc với các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư hay các đơn vị môi giới. Vì thế, cách cuối cùng để thoát khỏi thị trường hiện nay là không làm gì cả.

Theo VnMedia

Các tin cũ hơn