Trước tiên, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, việc xã hội hóa nói chung và công tác xã hội giáo dục nói riêng đã hỗ trợ một cách đáng kể cho sự phát triển số lượng và chất lượng ngành giáo dục, góp phần cùng ngành giáo dục đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước.
Để thúc đấy việc xã hội hóa trong nhiều lĩnh vực, ngày 30/5/2008 Chính phủ đã ban hành nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Trong nghị định này Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách có lợi cho công tác xã hội hóa. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 4 có viết: Nhà nước có nhiệm vụ giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa. Vấn đề giáo dục đất cho thuê đất còn được nhắc kỹ trong Điều 6 của Nghị định này.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD & ĐT |
PGS Trần Xuân Nhĩ nhận định: Trong quyết định này chưa đề cập đến chính sách hỗ trợ với người đi học tại các cơ sở xã hội hóa giáo dục từ bậc mầm non cho đến đại học ngoài công lập. Những chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế trong Nghị định nếu được thực hiện đầy đủ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ xã hội hóa giáo dục.
PGS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh thêm: "Đã 4 năm, những nội dung quang trọng ấy của Nghị định vẫn chưa đi vào cuộc sống. Do vậy, tốc độ và hiệu quả xã hội hóa trong giáo dục bị hạn chế khá nhiều. Điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng và phát triển số lượng trong ngành giáo dục".
Hội thảo “Xã hội hóa giáo dục- thực trạng và giải pháp” |