"Tình yêu vỉa hè" của đôi vợ chồng 30 năm bán me mưu sinh ở Sài Gòn

Thứ hai, 27/10/2014, 11:01
Khi ông Thới dắt vợ "nhặt" từ vỉa hè về quê giới thiệu, mọi người ai cũng phản đối kịch liệt nhưng ông vẫn không hề lay chuyển. Và ít ai ngờ, mối lương duyên bên vỉa hè đã bền chặt hơn 30 năm nay.

Khi ông Thới dắt vợ "nhặt" từ vỉa hè về quê giới thiệu, mọi người ai cũng phản đối kịch liệt nhưng ông vẫn không hề lay chuyển. Và ít ai ngờ, mối lương duyên bên vỉa hè đã bền chặt hơn 30 năm nay.

"Mối tình vỉa hè"

Mỗi khi nhắc đến chuyện tình của mình, vợ chồng ông Nguyễn Văn Thới (65 tuổi, quê Tây Ninh) và bà Lê Thị Ánh (61 tuổi, quê Bình Thuận) lại tủm tỉm cười. Bởi chuyện tình và cuộc sống của 2 người gắn bó rất nhiều với cái vỉa hè này. Suốt 30 năm nay, vợ chồng ông mưu sinh bằng nghề hái me bán ở góc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, TP.HCM).

Nói đến cơ duyên đến với nghề hái me kiếm sống ở Sài Gòn, ông Thới cho kể: "Những năm 70, gia đình tôi ly tán, mỗi người một nơi, đến nay còn một người vẫn bặt tăm. Lúc đó, tôi lưu lạc đến Sài Gòn. Quãng thời gian ấy, tôi được người ta thuê hái me cho vựa, cho các chợ… Từ đây, tôi quyết định chọn nghề này mưu sinh. Nói là nghề hái me nhưng cũng chưa hẳn đâu, chỉ là tự bột phát rồi làm thôi".

muu sinh

Đối với bà Ánh, câu chuyện tình yêu trên vỉa hè của vợ chồng bà là một chuyện tình đẹp, bà rất trân trọng nó.

Những năm tháng lên Sài Gòn hái me thuê kiếm cơm qua ngày, ông gặp rất nhiều khó khăn. Có những lúc, ông trèo lên cây me trong tâm trạng tuyệt vọng khi nghĩ về cuộc sống không có tương lai. Nhưng rồi trong một lần trèo cây hái me, ông tình cờ gặp bà Ánh, kém mình 4 tuổi.

Bà Ánh quê ở vùng biển Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) tha hương mưu sinh nơi thành phố với nghề mua bán ve chai. Thấy ông vừa xuống từ cây me trên đường Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng - PV), bà ngỏ lời: “Cho tui xin một trái đi”. Nghe vậy, ông trêu ghẹo: “Đổi trái bắp à ?”. Cuộc đối thoại ngắn ngủi ấy không ngờ sau này trở thành mối lương duyên của hai con người cùng cảnh ngộ.

Ngồi bên cạnh, bà Ánh cười mỉm tiếp lời: "Từ lần gặp đầu tiên, những ngày sau khi đi ngang qua chỗ đó, tôi hay ngó tới ngó lui xem "thằng cha hái me" có ở đây không, ông ấy cũng vậy.

Sau lần đó, từng giờ từng ngày cả hai đều thổn thức con tim. Qua những lần chuyện trò, chúng tôi nhận thấy mình có nhiều điểm chung, trong đó có… cái nghèo. Tình yêu nảy nở, đơm hoa kết trái và ông ấy dắt tôi về quê nhà ở Tây Ninh ra mắt họ hàng bà con".

muu sinh

Hàng ngày, vợ chồng vẫn quấn quýt chăm sóc nhau ở vỉa hè trong lúc bán me.

muu sinh
Bữa cơm trưa của 2 ông bà tuy có thiếu thốn nhưng rất ấm cúng tình cảm. Ông Thời luôn cảm thấy hạnh phúc khi được vợ chăm chút cho từng bữa ăn.

muu sinhỞ tuổi già nên việc ăn uống hạn chế, hai vợ chồng dùng chung một phần cơm hộp.

Khi ông Thới dắt vợ "nhặt" từ vỉa hè về quê, mọi người ai cũng phản đối. Ông chỉ giải thích đơn giản nhưng kiên quyết: "Tôi lên Sài Gòn kiếm sống, hàng ngày ở vỉa hè nên cũng "nhặt" vợ ở đó cho hợp nhau". Vậy là chẳng ai cản nổi ông.

Về lại thành phố, họ góp gạo thổi cơm chung. "Hồi chúng tôi dọn về sống chung, cả hai có tổ chức môt lễ cưới nho nhỏ trong phòng trọ, cũng có những chùm me kết lại tự chúc mừng nhau. Trái me tuy có vị chua nhưng đối với tôi nó đều ngọt, vị ngọt của tình yêu", ông Thới cười vui vẻ.

Những trái me chính là nhân chứng cho "tình yêu vỉa hè" của hai người. Hạnh phúc ở tuổi xế chiều của họ chính là được cùng chăm sóc nhau trong mỗi lần bán me ở vỉa hè và họ đã có hai người con kháu khỉnh.

muu sinh
Dù sống ở vỉa hè nhiều hơn là ở nhà nhưng cả hai đều rất hạnh phúc.
"Miễn là có ông, có bà, là chúng tôi còn sống bằng nghề bán me"

Đôi vợ chồng già chia sẻ về công việc của mình, hàng ngày, họ dậy từ lúc 3 giờ sáng, đi xe máy từ phòng thuê trọ từ tận quận 9, khoảng 20km ngược về đường Lý Tự Trọng, đường Lê Thánh Tôn (Q.1), có ngày đèo nhau qua đường Huyện Thanh Quan (Q.3) hái me.

Ông Thới nói: “Chỉ còn khoảng tháng nữa là có me chín, bán được giá lắm. Mỗi năm, giỗ cha, giỗ mẹ, về quê thăm mồ mả ông bà hai bên cũng nhờ số tiền kiếm được từ mùa me chín rộ. Những mùa khác trong năm cũng chỉ đủ tiền thuê nhà, điện nước và lo cơm hàng ngày”.

muu sinh
Hai ông bà đang lựa me để bán.
muu sinh
 Trái me là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của đôi vợ chồng già.

Người đàn ông có thân hình gầy gò, mái tóc điểm bạc nhìn vợ trìu mến: "Mấy chục năm bán me ở cái vỉa hè này, tôi thương nhất là dáng bà ấy ngồi cặm cụi nhặt me".

Nhiều năm trước, vợ chồng ông hái me bỏ mối cho các tiểu thương ở chợ, mỗi ngày vài chục kg, thu nhập cũng khá nhưng gần đây, lượng me tiêu thụ rất chậm, lại đi xa nên tiền lời không được là bao. Hiện tại, thu nhập trung bình của cả hai vợ chồng chỉ hơn 100.000 đồng/ngày. Tính ra, trừ chi phí ăn uống, xăng xe, số tiền còn lại cũng chẳng đáng bao nhiêu.

muu sinh

Bà Thời tranh thủ sửa lại mái tóc bù xù lúc chồng đang nhặt me.

muu sinh

Tranh thủ lúc trưa hai vợ chồng đọc báo chia sẻ tin tức cho nhau.

Con cái của hai ông bà cũng chẳng mấy dư dả về kinh tế nhưng đều rất hiếu thảo, các con luôn đề nghị ông bà về sống chung với mình nhưng ông bà không chịu. “Khi nào ổng không leo trèo được nữa rồi hẵng tính.

Khách hàng quen biết thương tình mua ủng hộ, bán được nhiều cố mà tích góp lo hai cái thân già, phòng lúc đau bệnh, để con cái đỡ vất vả. Trái me đã gắn bó với vợ chồng trong ngần ấy năm, nếu bỏ một ngày không làm nghề này nữa, chúng tôi sẽ nhớ lắm", bà Ánh nói.

Theo Tin Tức Online

Các tin cũ hơn