Điều này khiến cho nhiều nhà bình luận hoài nghi. Tờ Foreign Policy cho rằng, Trung Quốc gửi lính gìn giữ hòa bình chỉ nhằm bảo vệ nền công nghiệp dầu mỏ. Tuy nhiên, lý do này bị cả UNMISS lẫn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ.
Hồ sơ quốc tế đang ngày một tăng của các công ty dầu mỏ Trung Quốc (NOC) và các lợi ích thương mại khác, đặc biệt là ở châu Phi, đã dấy lên những câu hỏi về việc liệu quy tắc không can thiệp từ lâu nay của Trung Quốc sẽ còn được giữ vững trong tương lai.
Lượng dầu nhập khẩu tăng đều đặn đã đáp ứng được nhu cầu năng lượng đang tăng tại Trung Quốc. Hiệp hội Thông tin Năng Lượng Mỹ đã thông báo rằng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới lần đầu tiên trong năm 2014.
Kết quả là các NOC Trung Quốc đã trở thành đối tác quốc tế ở trên 40 quốc gia kể từ khi liên doanh với nước ngoài hai thập kỷ trước. Một vài người quan sát đã chỉ trích những NOC này gần như là những gián điệp của chính phủ Trung Quốc và luôn tìm cách mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng một cách hung hăng.
Những người lính có nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Trung Quốc. |
Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế lại cho rằng các NOC này thực ra sở hữu sự độc lập và sử dụng chính sách thận trọng trong phương thức đầu tư của họ. Cơ quan Năng lượng Quốc tế sau đó kết luận rằng những công ty này đưa ra các quyết định về thị trường dầu mỏ dựa trên các vấn đề thương mại, chứ không phải do sự can thiệp chính trị.
Các NOC Trung Quốc đã chấp nhận mạo hiểm khi đầu tư vào khai thác dầu mỏ tại những nước chính trị bất ổn như Iran, Libya, Sudan, Nam Sudan và Venezuela. Các thị trường ổn định đều bị độc chiếm bởi các công ty dầu lớn từ phương Tây nên Trung Quốc bắt buộc phải chấp nhận các rủi ro. Mới đây nhất, những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh trong cuộc nội chiến năm 2012 ở Libya đã khiến Trung Quốc phải chịu thiệt hại khoảng 20 tỷ USD.
Trung Quốc đã buộc phải ngay lập tức tái huy động tàu chiến Từ Châu từ nhiệm vụ chống khủng bố quốc tế tại vịnh Aden, để sơ tán 35.860 công nhân Trung Quốc mắc kẹt tại Lybia. Tương tự, các công ty năng lượng và công nhân từ lâu đã phải đối mặt với mức độ rủi ro cao trong khi làm việc tại các nước đang phát triển như Ethiopia, Angola và Cameroon.
Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc (trái) đến thăm và làm việc với người đồng cấp Ehiopia, ông Tedros Adhanom (phải), kêu gọi thỏa thuận ngừng bắn tại quốc gia này. |
Trong số một triệu người Trung Quốc đang làm việc ở nước ngoài, thì những công nhân ở Sudan và Nam Sudan luôn là mục tiêu của bọn bắt cóc trong những năm gần đây. Khi mà ngày càng nhiều người Trung Quốc sang nước ngoài du lịch và làm việc, việc bảo vệ họ vẫn sẽ tiếp tục là một thách thức đối với chính quyền Trung Quốc.
Ở Nam Sudan, lợi ích của Trung Quốc chủ yếu nằm trong ngành công nghiệp dầu khí. Các công ty dầu của Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ đang chiếm giữ những mỏ dầu ở Nam Sudan, và riêng Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã kiểm soát 40% cổ phần của các công ty đó.
Nam Sudan đóng góp 5% tổng số dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc trước khi chiến tranh leo thang năm 2013, nhưng sản lượng đã giảm mạnh kể từ đó xuống chỉ còn khoảng 160.000 thùng/ngày, bằng 2/3 so với trước kia.
Bắt nguồn từ chính quyền nghèo nàn và nạn tham nhũng, căng thẳng với Khartoum, và tranh chấp chính trị, thêm vào đó là xung đột giáo phái và tranh cãi về giá thuê dầu, rất nhiều các hành động bạo lực tập trung tại những khu vực sản xuất dầu. Trung Quốc đã hợp tác ngoại giao với các nước phương Tây như Na uy, Vương Quốc Anh, và Mỹ để khôi phục ổn định, với vai trò là “trung gian hòa giải” kể từ khi xung đột nổ ra.
Trẻ em chơi đùa tại trại tị nạn của LHQ tại Malakal, Nam Sudan |
Tuy nhiên, đất nước này vẫn đối diện với nguy cơ xảy ra nội chiến, khiến số người chết liên tục tăng và hơn một triệu người đã phải đi sơ tán.
Mỹ, nước đang nhiệt tình trong vấn đề giúp đỡ Nam Sudan tiến tới độc lập, đã có vẻ trở nên thiếu hiệu quả hơn trong việc thương lượng với các phe tham chiến so với Trung Quốc. Bắc Kinh đã rất tích cực làm việc với các tác nhân quốc tế, khu vực và địa phương để đi đến giải pháp chính trị.
Đã có những hoài nghi nhằm vào Trung Quốc cho rằng nước này chỉ muốn bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu mỏ tại Nam Sudan, khi mà sản xuất dầu là động lực chính của nền kinh tế nước này, chiếm 98% doanh thu tài chính năm 2011.
Phương Tây và Trung Quốc đã đạt được sự đồng thuận chính trị hiếm hoi, nhằm hợp tác với nhau giải quyết xung đột tại Nam Sudan qua các kênh đa phương. Việc Trung Quốc tăng cường can thiệp vào Nam Sudan cũng là dễ hiểu trong bối cảnh rộng lớn hơn khi nước này xuất hiện như một tác nhân quốc tế muốn bảo vệ những lợi ích của nó – báo hiệu một sự thay đổi dần dần và dự báo những điều sắp xảy ra.
|
Lính gìn giữ hòa bình thực hiện nhiệm vụ cứu trợ. |
Việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan của Trung Quốc được thúc đẩy bởi các NOC hay chính phủ trung ương có lẽ không quan trọng khi mà 700 người lính đã được đưa đến đây.
Ông Yan Xuetong, Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại thuộc ĐH Thanh Hoa, đã dự đoán sau vấn đề tại Libya thì Trung Quốc nên gánh vác nhiều trách nhiệm quốc tế hơn: “Chính phủ Trung Quốc hiểu rằng trách nhiệm quốc tế chủ yếu dựa vào những phản ứng chính trị đối với các cuộc khủng hoảng trên thế giới, nhất là các vấn đề an ninh”.
Trung Quốc đang trở thành một cường quốc và khi mà những lợi ích cũng như các công ty của nó mở rộng ra nước ngoài, nó sẽ tiếp tục sử dụng chính sách ngoại giao của mình trong những vấn đề mà trước kia Trung Quốc xem là nằm ngoài giới hạn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu về các vấn đề ngoại giao đã nêu rõ: “Cơ hội lớn nhất của chúng ta nằm ở sự phát triển đều đặn của Trung Quốc kéo theo sự tăng trưởng sức mạnh. Chúng ta nên cảnh giác đối với nhiều mối đe dọa và thách thức, khéo léo tháo gỡ những cuộc khủng hoảng tiềm tàng và biến chúng thành những cơ hội cho sự phát triển của Trung Quốc… Chúng ta nên thực hiện công tác ngoại giao với những đức tính nổi bật và tầm nhìn của người Trung Quốc”.
Việc triển khai lính ở Nam Sudan là một bước tiến lớn nữa của Trung Quốc trên con đường tiến tới sự tham gia quốc tế mạnh mẽ hơn, điều được hy vọng sẽ giúp ổn định tình hình trật tự thế giới.
Theo Kiến thức