Trong đó, hai ngày 13/12 và 14/12 sẽ là đỉnh điểm của đợt mưa sao băng Geminids năm nay. Thời gian ngắm mưa sao băng tốt nhất là từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Trong hai ngày cực đỉnh, người xem có thể ngắm mưa sao băng hai lần trong một đêm.
Mưa sao băng Geminids năm ngoái.
Ngoài ra, năm 2014, các nhà khoc học dự đoán sẽ xuất hiện sao băng “Earthgrazer”. Đây là một dạng sao băng đặc biệt, bay rất chậm theo phương ngang hiếm khi xuất hiện.
Mưa sao băng Geminids hoàn toàn có thể ngắm bằng mắt thường. Thời gian phù hợp nhất là vào khoảng 1 giờ đến 3 giờ đêm, trời không mây. Ánh sáng trăng có thể ảnh hưởng đến độ sáng của sao băng, vì thế các chuyên gia khuyên người xem nên tránh ngắm gần ánh trăng mạnh.
Mưa sao băng Geminis chụp tại sa mạc al-Azraq, Jordan.
Người xem nên dành ít nhất 30 phút để làm quen với bóng tối. Ngoài ra, các bạn hoàn toàn có thể dùng máy ảnh để chụp lại khoảnh khắc kỳ diệu này, tuy nhiên, hãy chuẩn bị một chân máy thật vững chắc.
Mưa sao băng Geminids được coi là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm. Theo các nhà khoa học, người xem có thể chiêm ngưỡng từ 50 - 100 vệt sao băng mỗi giờ.
Mưa sao băng Geminids chụp tại Nhật Bản năm 2013.
Nếu như các lần mưa sao băng khác có nguyên nhân là do các mảnh vụn sao chổi thì mưa sao băng Geminids, thường xảy ra vào tháng 12 hàng năm, lại là kết quả từ những mảnh vỡ của tiểu hành tinh có tên gọi Phaethon 3200. Những mảnh vụn được sinh ra khi tiểu hành tinh ma sát với khí quyển Trái Đất, chúng bốc hơi và hóa thành vệt sáng sao băng trên bầu trời.
Sở dĩ, các nhà khoa học gọi đây là mưa sao băng Geminids vì chúng xuất hiện cùng thời điểm chòm sao Geminids trên bầu trời.
Theo Trí thức trẻ