Ngày 14/7/2015, New Horizons - phi thuyền nhanh nhất hiện nay - chụp bức ảnh đầu tiên về sao Diêm Vương từ khoảng cách 766.048km. Ảnh: NASA |
Hình ảnh đầu tiên về trái đất được chụp từ máy ảnh trên tên lửa V2 ngày 24/10/1946. Đây là bức hình đầu tiên cung cấp cái nhìn bao quát về trái đất từ vị trí của một hành tinh khác. Ảnh: Wikimedia commons |
Ngày 14/7/1965, tàu vũ trụ Mariner 4 ghi hình và truyền tải cận cảnh hơn 1,3 triệu km2 trên bề mặt sao Hỏa. Hành tinh Đỏ có đất đá với khí quyển mỏng. Nó sở hữu những đặc điểm trên bề mặt giống với các hố va chạm trên mặt trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc cũng như chỏm băng ở cực trên trái đất. Ảnh: NASA |
Ngày 3/11/1973, tàu thăm dò Mariner 10 bắt đầu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bầu khí quyển và gió mặt trời ở sao Kim. Vài tháng sau, ngày 5/2/1974, Mariner 10 truyền hình ảnh về 'người hàng xóm' của trái đất sau khi di chuyển khoảng 5.767km quanh nó. |
Sau nhiệm vụ chụp bề mặt sao Kim, tháng 3/1974, tàu vũ trụ Mariner 10 di chuyển tới quỹ đạo của sao Thủy và ghi lại hơn 2.800 hình ảnh về hành tinh này. |
Tháng 1/1979, tàu vũ trụ Voyager 1 của NASA bắt đầu chụp những hình ảnh đầu tiên về sao Mộc. Chất lượng ảnh về hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời đã được cải thiện rất nhiều so với trước, cho phép chúng ta có thể thấy tâm bão 'Vết đỏ lớn' (Great Red Shot) và các vụ phun trào núi lửa trên bề mặt sao Mộc. Ảnh: NASA |
Tháng 10/1980, phi thuyền Voyager 1 chụp ảnh sao Thổ và Titan – vệ tinh hình chiếc nhẫn khổng lồ của nó. Ảnh: NASA |
Tàu vũ trụ Voyager 2 của NASA lần đầu chụp ảnh sao Thiên Vương tháng 1/1986. Bức ảnh cho thấy đây là hành tinh có một màu xanh đồng nhất. Ảnh: NASA |
Tàu Voyager 2 mất 3 năm rưỡi để di chuyển từ sao Thiên Vương tới sao Hải Vương. Nó ghi những hình đầu tiên của hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời tháng 8/1989. Ảnh: NASA |
Theo Zing