Theo đó, “bản vi mạch” này được phát hiện vào năm 2013 bởi một ngư dân có tên là Viktor Morozov. Vùng đất phát hiện ra nó là khu vực Labinsk thuộc lãnh thổ Liên bang Nga.
Ngay sau khi tìm thấy vật thể kỳ lạ này, Morozov đã ngay lập tức mang nó đến cho trường Đại học Bách Khoa Nam Nowoczerkaskiej.
Và sau khi xác định, các nhà khoa học của trường Đại học này cho biết nó có niên đại khoảng 250 triệu năm.
Sau khi được đăng tải lên mạng, khá nhiều người tỏ ra thích thú. Bởi hình dạng kỳ lạ của nó, nhiều người suy đoán đây là “bản vi mạch” của của một cỗ máy đến từ nền văn minh nào đó, bởi cách đây 250 triệu năm, con người chưa từng xuất hiện.
Thậm chí, đã có người cho rằng đây chính là một "bản vi mạch điện tử" mà người ngoài hành tinh... "để quên".
Các nhà khoa học ngay lập tức vào cuộc để xác minh sự thật. Cuối cùng, các nhà khoa học thuộc Đại học Bách khoa Platov đã kết luận thực chất đây chỉ là hóa thạch của loài huệ biển
một loài thuộc lớp động vật da gai, là một loại thủy sinh có đời sống đơn giản, ăn phù du dưới đáy đại dương.
Tuy vậy, người ta vẫn đang tiếp tục nghiên cứu bởi tranh cãi về việc đây là huệ biển hay “vi mạch điện tử” vẫn chưa ngả ngũ.
Vẫn có nhiều ý kiến khẳng định rằng “bản vi mạch” này cần được nghiên cứu thêm trước khi kết luận.
Theo Soha