Theo đó tuyến tàu điện này có chiều dài 9,7km, bắt đầu từ ngã tư Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) rồi đi song song và qua các tuyến đường Nguyễn Oanh – Quang Trung – Công viên phần mềm Quang Trung – Tô Ký và kết thúc tại ga Tân Chánh Hiệp (quận 12).
Một tuyến monorail tại Osaka, Nhật Bản. (Ảnh: Rsa). |
Để phục vụ cho tuyến đường này, một trạm bảo dưỡng kỹ thuật [depot] sẽ được xây dựng tại phường Tân Chánh Hiệp, với diện tích khoảng 9ha. Sơ đồ mới cho thấy tuyến đường này đã được kéo dài hơn 1km so với dự tính ban đầu [8,5km].
Kinh phí của tuyến đường dự tính sẽ ở mức 5.300 tỷ đồng. Số tiền này được huy động theo một trong các phương thức: Viện trợ phát triển (ODA), xây dựng, kinh doanh – chuyển giao (BOT), đầu tư – chuyển giao (BT) hoặc hợp tác công – tư (PPP).
Sơ đồ tuyến monorail số 3 theo quy hoạch ban đầu. (Ảnh: Ban quản lý) |
Trước đó Ban quản lý cũng đã công bố về dự án tuyến monorail số 2, với chiều dài khoảng 27km. Tuyến đường này bắt đầu từ điểm giao của Quốc lộ 1 – Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), sau đó sẽ đi đường Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Tấn Phát và qua sông Sài Gòn sang khu đô thị Thủ Thiêm, tiếp tục qua sông Sài Gòn để kết thúc tại bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh).
Như vậy đến nay TP.HCM đang hiện thực hóa 2 trong số 3 tuyến đường sắt nhẹ [còn một tuyến xe điện mặt đất – số 1]. Các phương tiện này cùng với các tuyến metro được kỳ vọng sẽ tạo thành mạng lưới giao thông công cộng nhanh, hiện đại, giúp TP giải quyết vấn nạn ùn tắc đang mỗi ngày một trầm trọng.
Monorail là phương tiện vận tải quen thuộc tại nhiều nước trên thế giới. Tốc độ di chuyển của nó đảm bảo trung bình từ 60 đến 90km/h. Loại hình này có ưu điểm là chiếm ít diện tích nên không tốn nhiều chi phí giải phóng mặt bằng, nó cũng có thể “luồn lách” tốt quanh những góc cua tương đối hẹp nên phù hợp với nội đô, trong khi gần như không gây ô nhiễm vì sử dụng điện và động cơ Hybrid.
Theo Infonet