Sông Hậu trong xanh ngay dưới cầu Cần Thơ |
Tôm cá trên sông ngày càng ít đi |
Mất phù sa, ĐBSCL sẽ tan rã Theo TS Ni, trong bối cảnh hạn mặn bủa vây, dường như mọi lo lắng đều dồn vào nước. Khi Trung Quốc xả đập thủy điện (hồi tháng 3 và tháng 4), mọi chú ý cũng dễ dàng bị “lái” qua chủ đề giải quyết nguồn nước. Ít ai đề cập một thực tế, nếu thiếu nước ngọt vẫn còn có thể chờ mưa, trữ nước, hoặc chở nước từ thượng nguồn về. Còn phù sa bị thủy điện ngăn lại sẽ mất đi vĩnh viễn không gì bù đắp được. Sụt lún, sạt lở, nước biển dâng sẽ đáng sợ hơn rất nhiều.
Th.S Nguyễn Hữu Thiện phân tích thêm, bản chất của ĐBSCL là được hình thành bằng phù sa lấn ra biển từ hàng ngàn năm trước. Khi phù sa giảm đi, không còn bồi đắp, không đủ sức “lấn” ra biển thì tất yếu sẽ có một quá trình ngược lại là tan rã.
“Tan rã nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cán cân phù sa còn nhiều hay ít. Với thực tại như hiện nay thì chắc chắn quá trình tan rã sẽ nhanh khó có thể hình dung được”, ông Thiện nói. Cũng theo nhà khoa học này, lâu nay ĐBSCL được bảo vệ bởi một lớp “áo khoác” phù sa ven biển. Lớp “áo khoác” này là lớp nước bùn tỏa ra biển 20 - 30km, chạy dài 750km từ H.Cần Giờ (TP.HCM) đến mũi Cà Mau, Hà Tiên, Kiên Giang. “Khi sóng biển đánh vào nhờ có lớp bùn này sẽ hạ sóng rất nhanh. Khi sóng đến bờ năng lượng sẽ còn không đáng kể. Tuy nhiên khi mất lớp “áo khoác” phù sa trên thì sạt lở sẽ trở nên khủng khiếp”.
|
Theo Thanh Niên Online