Lộ nguyên nhân đau đớn Ukraine thất bại ở miền Đông

Thứ ba, 07/03/2017, 10:43
Từ một nước được thừa hưởng kho vũ khí khủng từ Liên Xô, quân đội Ukraina đã và đang biến chúng thành đống sắt vụn hoặc bán ăn dần.

Sau khi Liên Xô tan rã Ukraina là một trong những nước cộng hòa đứng đầu khối các nước Liên Xô cũ. Họ được thừa hưởng tất cả các điều kiện về kinh tế, công nghệ và cả lực lượng vũ trang để phát triển.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Ukraina đã chiếm vị trí cuối cùng trong các nước này.

Cuộc chiến giữa quân đội Ukraina và các nước cộng hòa tự xưng miêng Đông Ukraina đã làm lộ ra kho vũ khí khủng mà Ukraina được thừa hưởng đã “biến mất” hoặc “thành sắt vụn”.

Các chuyên gia cho biết rằng, sau khi Liên Xô sụp đổ Ukraina được thừa hưởng rất nhiều loại vũ khí khác nhau, đủ để tiến hành cuộc chiến tranh lớn, nhưng hiện tại số lượng hiện tại chỉ bằng khoảng 1/3 và một số lượng khủng bao gồm nhiều loại vũ khí nguy hiểm chưa biết đã đi đâu.

Hàng loạt xe chiến đấu bộ binh nằm phơi mưa nắng trong hàng chục năm qua.

Những di sản mà Ukraina được thừa hưởng bao gồm: Xe tăng với các phiên bản khác nhau và các loại khác nhau khoảng 9.000 chiếc. Trong đó bao gồm xe tăng T-72, T-80, các phiên bản khác nhau của xe tăng T-64 và loại xe tăng cổ T-62; xe bọc thép khoảng 11.000 chiếc; hệ thống pháo binh khoảng 18.000 hệ thống, trong đó bao gồm các hệ thống MLRS với cỡ nòng khác nhau.

Máy bay và trực thăng, trong đó bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược khoảng 3.900 chiếc, tên lửa đạn đạo liên lục địa với đầu đạn hạt nhân chiến lược khoảng 176 tên lửa, số lượng đầu đạn hạt nhân chiến thuật khoảng 2.800 đến 2.900 đầu đạn và số lượng đạn trong đó có cả đạn dành cho các hệ thống phóng và đạn dành cho súng bộ binh không thể thống kê hết, con số này gồm rất nhiều số không.

Số lượng chính xác mà Ukraina được thừa hưởng không được công bố. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết rằng, sau khi Liên Xô tan rã một quốc gia nhỏ như Ukraina tự hào với những gì mà họ có được. Thậm chí quân đội Ukraina còn được gọi là Liên Xô thu nhỏ.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, rất may sau khi tuyên bố độc lập Ukraine đã thực hiện chính sách phi hạt nhân hóa với nguyên tắc 3 không “không sử dụng, không sản xuất và không lưu trữ vũ khí hạt nhân”.

Vì vậy 176 tên lửa với đầu đạn hạt nhân đã được tháo dỡ theo một thỏa thuận liên chính phủ giữa Ukraine-Nga-Mỹ. Sau đó từ những năm 1994 đến năm 1996 khoảng 2000 đầu đạn hạt nhân đã được chuyển đến Nga để phá hủy.

Tuy nhiên các chuyên gia lưu ý rằng, còn một số lượng vũ khí hạt nhân hiện chưa rõ ràng.

Theo một số nguồn tin, một số lượng tên lửa hành trình với đầu đạn hạt nhân đã được bán ra nước ngoài. Trước đó năm 2005 có thông tin tên lửa hành trình Kh-55 được bán cho Iran và Trung Quốc thông qua đường buôn lậu.

Mặc dù được thừa hưởng tất cả các điều kiện để phát triển nhưng hiện nay cuộc chiến tranh kéo dài đã phơi bày thực tế đáng buồn.

Thiếu tiền để duy trì, trang bị kỹ thuật quân sự của Ukraina hoặc hư hỏng, hết hạn sử dụng, hoặc được bán cho nước ngoài. Nên nhớ rằng trong giai đoạn từ năm 1992 đến 2012, Ukraina nằm trong danh sách những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Sau 25 năm, từ một nước được coi là có sức mạnh quân sự chỉ thua mỗi Nga nhưng hiện tại họ đã để chúng trở thành sắt vụn hoặc bán ăn dần.

Chính vì vậy, cuộc chiến hiện tại họ không đủ sức mạnh để giành thắng lợi và khả năng cuộc chiến với các quốc gia miền Đông tiếp tục kéo dài.

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn