|
Cô gái Tây bán ảnh phong cảnh trên vỉa hè Sài Gòn để kiếm tiền đi du lịch |
Những khách du lịch tự thân, hay còn gọi cách khác là đi “phượt”, họ tự đến Sài Gòn, tự thuê phòng trọ, tự khám phá vùng đất này theo ý thích riêng. Khoác lên mình cái áo thun, quần sooc, cùng ba lô sau lưng, mấy ông Tây ba lô đi khắp hang cùng ngỏ hẻm Sài Gòn đã từ lâu lắm.
Tây ba lô “đổi 2 lấy 1” kiếm tiền đi du lịch
Dân du lịch thường mang theo sách, đĩa nhạc, phim... để giải trí, nên ở khu phố Tây chẳng biết tự lúc nào cũng xuất hiện dịch vụ độc đáo mà khách Tây ba lô gọi là “swap books” (sách trao đổi), “swap CD, VCD” (CD, VCD trao đổi), hay “swap photos” (tranh ảnh trao đổi).
Người đi trước khuyên người đi sau bằng câu tiếng Anh cổ điển: “Usually two of yours for one of theirs” (Thông thường bạn phải đổi 2 cái mới lấy một cái của họ). Có thể tìm thấy trên đường Phạm Ngũ Lão và Bùi Viện (quận 1) rất nhiều nơi nhận đổi sách, băng, đĩa, hình ảnh bằng cách “đổi 2 lấy 1”.
Sự hiện diện của người nước ngoài nói chung và những ông, bà “Tây ba lô” nói riêng là chuyện rất bình thường ở Sài Gòn |
Hiệu sách second hand - sách cũ ngoại văn lớn nhất phố Tây ba lô hiện nay là của anh Võ Văn Trí nằm ở số 179 Phạm Ngũ Lão (quận 1). Anh Trí cho biết, khách du lịch ba lô tìm mua những cuốn sách cũ vì giá rẻ. Nguồn sách này từ các khách sạn do khách xem xong bỏ lại hoặc họ cho nhân viên phục vụ trong các quán ăn.
Tây ba lô còn phải đi làm thêm phục vụ nhà hàng, quán bar, dạy học...để có tiền tiếp tục đi du lịch |
Nhiều khách Tây ba lô chọn công việc gia sư tiếng Anh để kiếm thêm thu nhập |
Cô gái người nước ngoài còn khá trẻ đã nghĩ ra cách bày bán những bức hình chụp được sau mỗi chuyến du lịch của chính mình để lấy chi phí cho chuyến du lịch tiếp theo |
Theo trang tin Bright Side, người trẻ ngày nay đã thay đổi về quan điểm hạnh phúc. Không phải bằng mọi cách để sở hữu nhà và xe hơi như thế hệ trước mà là đi du lịch càng nhiều càng tốt. Với họ, có công việc là có tất cả, từ thu nhập đó họ dùng để thuê nhà, chi tiêu sinh hoạt và đi khám phá thế giới. Khi đến VN, bất chấp khó khăn họ sẵn sàng làm mọi việc để có thu nhập và phục vụ đam mê của mình.
Theo thống kê chưa đầy đủ, đa số người nước ngoài đến VN là để dạy tiếng Anh, mỗi một ngày trên bản tin của nhóm Expats in Saigon đều xuất hiện yêu cầu dạy tiếng Anh của thành viên mới, tiếp theo là bán những món hàng mà mình mang theo. Có bạn chỉ đến VN ba ngày nhưng mang theo thực phẩm và mỹ phẩm, giá bán rẻ hơn tại thị trường VN nên được đa số người Việt ủng hộ.
Với họ, miễn là lao động chân chính, hình thức nào không quan trọng, giúp bạn trẻ VN nhìn lại mình khi cứ mặc cảm vì những nghề nghiệp nhỏ.
|