|
Hình ảnh quảng cáo của phòng khám Maria trên truyền hình (Ảnh: Internet)
|
Người Việt Nam rất tin quảng cáo
Năm 2007, Công ty Nielsen công bố kết quả nghiên cứu về độ tin cậy vào quảng cáo, trong đó Việt Nam đứng thứ 8 trong 10 quốc gia tin vào quảng cáo nhất. Theo đó, tại Việt Nam, 60% số người được phỏng vấn cho biết họ rất tin vào các hình thức quảng cáo. Các kênh quảng cáo truyền thống như truyền miệng, ti vi và báo chí lần lượt chiếm 3 vị trí dẫn đầu, tương ứng với 79%, 73% và 72%. Các kênh quảng cáo hiện đại gồm như ý kiến khách hàng trên mạng khiến 58% khách hàng tin tưởng, email quảng cáo (38%), công cụ tìm kiếm trên mạng (52%). |
|
Người nhà bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Phong và những người bệnh khác nháo nhác trước
cửa phòng khám Maria sau khi sự việc xảy ra |
Ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế HN: "Mình bỏ tiền ra, sức khỏe là của mình, mình được quyền yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh cho biết mình mắc bệnh gì, quá trình điều trị như thế nào, kinh phí chi trả là bao nhiêu để xem kinh tế mình có phù hợp trước khi điều trị ở đấy hay không"
|
Phát sóng quảng cáo sai tràn lan: Chưa rõ ai chịu trách nhiệm
Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết trong thời gian qua có hiện tượng các phòng khám Trung Quốc trình hồ sơ quảng cáo một đằng nhưng nội dung quảng cáo khi phát trên truyền hình, đăng trên báo chí lại khác. Thực tế, ngay khi bị cơ quan chức năng “sờ gáy”, các phòng khám lại chấn chỉnh một thời gian rồi sau đó lại “ngựa quen đường cũ”. Thậm chí, việc quảng cáo không còn dừng ở các đài truyền hình trung ương hay các thành phố lớn mà còn mở rộng về các đài địa phương rồi “oanh tạc” cả ngày trên sóng phát thanh, truyền hình khiến việc kiểm soát càng khó khăn, lỏng lẻo. Cho đến nay, việc phát sóng quảng cáo về các phòng khám Trung Quốc theo kiểu tràn lan, vào đúng “giờ vàng” khiến nhiều khán giả, bạn đọc rất bức xúc. Tuy đã gây ra nhiều hậu quả nhưng đến giờ chưa rõ ai sẽ chịu trách nhiệm cho những sai phạm này. |
Theo Vietnamnet