Cuộc sống của những đứa trẻ "vô thừa nhận" trong chùa Bồ Đề

Thứ hai, 25/02/2013, 10:02
Thiếu thốn tình cảm, sự vỗ về ruột thịt, những đứa trẻ không cha mẹ sống ở các nhà chùa tự lớn lên từng ngày, chúng vẫn là những đứa trẻ mong muốn được yêu thương.

Đáng lẽ sẽ nhận được những lời xuýt xoa, cưng nựng khi bắt đầu bập bẹ gọi mẹ, gọi ba nhưng những đứa trẻ ở khu nuôi trẻ thuộc chùa Bồ Đề, chùa Trăm Gian (Hà Nội) thường không nhận được lời đáp trả. Bị bỏ rơi khi mới lọt lòng trước cổng các nhà chùa, việc thiếu thốn tình cảm và chăm sóc có lẽ vẫn không xót xa bằng việc chúng gọi mẹ, gọi ba một cách vô định, gọi theo bản năng chứ không có một ai nhất định để ngước nhìn và gọi.

Dù các bé có "mẹ" của mình trong chùa, nhưng mỗi ngày nhà chùa lại nhận thêm nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi , mỗi tháng xe ô tô của các bệnh viện lại chở 10-20 bé bị bỏ lại đến, khiến những người "mẹ" trong chùa khó chăm sóc đầy đủ được các "con" của mình.

bo roi

3 bé được đặt trong cũi ở khu trẻ chùa Bồ Đề

Mỗi khi bước vào khu nuôi dạy trẻ, bạn đừng bất ngờ nếu như có những em bé giơ tay lên muốn được bồng bế, ôm ấp. Ai cũng hiểu lắm niềm mong muốn được vỗ về, được yêu thương của những đứa trẻ con còn nớt, sống ở nơi đông người nhưng lại rất cô đơn. Mỗi khi khóc đáng lẽ sẽ được cha mẹ dỗ dành, nhưng phần lớn sẽ phải tự nguôi ngoai trong nức nở.

Ở những khu nuôi trẻ, trẻ dưới 12 tháng tuổi nằm trên giường, còn 1 tuổi đến 3,4 tuổi được đặt trong cũi, ngồi chơi với nhau qua ngày. Các em được đặt trong cũi bởi các mẹ thường dành nhiều thời gian để nuôi các em bị HIV. Thiếu sự chăm sóc đầy đủ, rất nhiều bé mắc bệnh ngoài da hoặc tự làm trầy xước chân tay. Gương mặt thì vẫn  rất ngây thơ và đáng yêu, nhưng nhìn lên trên cơ thể thì mới biết có không ít vùng da tổn thương.

Các bé phần lớn là những đứa trẻ bị bỏ rơi bởi những người bố mẹ trẻ còn là sinh viên, học sinh. Rất nhiều bức thư đặt kèm trong chăn bọc các bé ở cổng chùa thường là lời đau khổ của những thanh niên lầm lỡ, không thể nuôi con nên mong nhà chùa nuôi chúng.  Chỉ một vài trường hợp các cặp đôi nhờ nhà chùa nuôi con cho đến khi mình tốt nghiệp đại học sẽ đến nhận lại con, còn phần lớn là đều bỏ con vĩnh viễn.

co nhi

Một chiếc giường có 5 bé cùng nằm

co nhi

Chơi đùa với nhau trong những căn phòng chật hẹp, bộn bề

co nhi

mo coi

Khi còn bé thì được đặt ở những chiếc giường có thanh chắn


mo coi

Khi lớn hơn khi nằm chơi ở những chiếc giường bình thường

coi cut

Khóc vì phải chơi một mình cả ngày, ít khi được vỗ về ôm ấp

bo roi

Nhận được nhiều đồ quyên góp của các tổ chức từ thiện, những đứa trẻ ở nơi đây không thiếu đồ ăn, quần áo mặc nhưng luôn thiếu thốn tình cảm yêu thương

bo roi

Các em cũng dễ cười khi có đồ ăn dỗ dành

bo roi

Nhưng sau đó cũng thế khóc tủi vì phải ở lâu trong cũi

bo roi

bo roi

Vui nhất là khi có tình nguyện viên đến và được ôm ấp

bo roi

Và được nghe đọc chuyện tranh...

bo roi
hay được chụp ảnh.

Gian phòng của dưới 12 tháng tuổi được ưu tiên rộng rãi và thoáng hơn. Đây là nơi mỗi ngày đón nhận những em bé khóc hoặc lạnh tím tái được bỏ trước cổng chùa, nếu nhà chùa chậm phát hiện thì có thể có nhiều em sẽ viêm phổi hoặc gặp nhiều bệnh lý khác. Mỗi giường có đến 4-5 năm em cùng nằm.

bo roi

Khóc nhưng phải chờ mẹ ẵm bé khác đã

bo roi

Mỗi giường có 3-4 bé nằm chung

bo roi

Có giường mắc thêm võng mỗi khi chùa nhận thêm bé

bo roi

Dưới 12 tháng tuổi, giấc ngủ vẫn còn bình yên vì chưa nhận thực được hiện thực cuộc sống vô thừa nhận của mình

bo roi

bo roi

bo roi

bo roi

Tươi cười lém lỉnh nhưng không biết rằng tương lai phải bước đi một mình từ sớm

bo roi

Các mẹ ở đây ai cũng lo sợ 

bo roi

Những nụ cười như thế này sẽ phai dần trên gương mặt các bé mỗi khi chúng lớn lên, với câu hỏi "Bố mẹ của con đâu?"

 Theo TTVN

Các tin cũ hơn