Từ 2014, cố gắng không để 'mất điện'

Thứ hai, 06/01/2014, 11:53
Từ năm 2014, ngành điện sẽ luôn chủ động, luôn có dự phòng và không để thiếu điện như thời kỳ “ăn đong” trước đây.

Mục tiêu này đã được nhấn mạnh trong Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2013, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải.

Theo báo cáo mới nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, doanh thu bán điện năm 2012 đạt gần 144.000 tỷ đồng. Tổng số lỗ lũy kế sản xuất kinh doanh điện và các khoản chi phí chưa hạch toán vào giá bán lẻ điện đến 31/12/2012 gần 20.000 tỷ đồng. Trong đó, lỗ lũy kế sản xuất kinh doanh điện hơn 4.700 tỷ đồng.

Riêng sản xuất kinh doanh điện năm 2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lãi khoảng 4.404 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá, với lãi suất như trên thì tỷ suất lợi nhuận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới chỉ đạt 2,5%. Theo Phó Thủ tướng, đây là mức thấp (so với mức chuẩn mực của thế giới là từ 7% - 12%).

Cũng trong Hội nghị Tổng kết hoạt động của ngành điện trong  cả năm 2013, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục kiến nghị được phép điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.

Trong năm qua, giá bán điện bình quân của Tập đoàn ước đạt 1.498,8 đồng/ kWh, tăng 134,5 đồng/kWh so với năm 2012.

Theo nhận định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, giá điện hiện không còn rẻ nữa so với thu nhập của người dân.

 - 1

2014, EVN cần cố gắng không để thiếu điện (Ảnh: moit.gov.vn)

Kế hoạch hoạt động trong năm 2014 tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lấy chủ đề là “Tối ưu hoá chi phí và Điện cho miền Nam”. Kế hoạch của Tập đoàn là sản xuất và mua hơn 140 tỷ kWh điện (tăng 9,9% so với năm trước), sẵn sàng chuẩn bị đáp ứng cho khả năng nhu cầu điện tăng cao hơn.

Tán thành với chủ đề trên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị Tập đoàn ban hành kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể cho từng đơn vị, phân công người chịu trách nhiệm cụ thể.

Phó Thủ tướng mong muốn từ năm 2014 ngành điện sẽ luôn chủ động, luôn có dự phòng và không để thiếu điện, không để quay lại thời kỳ “ăn đong” trước đây. Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải tập trung vốn cho đầu tư truyền tải và coi đây là bước đột phá trong bài toán đảm bảo điện.

Theo Khám phá

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích