Kiếm tiền bằng những nghề không giống ai ở Việt Nam

Chủ nhật, 28/12/2014, 10:02
Buôn lá tre, bán cá kho hay nuôi rắn dữ là những nghề có thu nhập hàng trăm triệu, thậm chí đến tiền tỷ mỗi năm, song không phải ai cũng làm được.
1, Buôn lá tre kiếm tiền tỷ Tưởng rằng không có tác dụng gì ngoài việc để đốt, nhưng lá tre đã giúp nhiều gia đình ở Mỹ Đức (Hà Nội) và Đoan Hùng (Phú Thọ) kiếm tiền triệu, thậm chí là tiền tỷ. Đơn cử, gia đình bà Đặng Thị Triệu, một hộ nghèo ở xã An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội đã có doanh thu lên đến hàng tỷ đồng từ việc buôn bán lá tre. Năm 1992, giá vàng chỉ hơn 400.000 đồng/chỉ thì chưa đầy 50 kg lá tre, bà Triệu bán giá 14.000 đồng/kg, đã thu về 700.000 đồng. Ảnh: Ngọc Lan.

Buôn lá tre kiếm tiền tỷ

Tưởng rằng không có tác dụng gì ngoài việc để đốt, nhưng lá tre đã giúp nhiều gia đình ở Mỹ Đức (Hà Nội) và Đoan Hùng (Phú Thọ) kiếm hàng chục triệu, thậm chí là tiền tỷ mỗi năm. Gia đình bà Đặng Thị Triệu, một hộ nghèo ở xã An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội đã có doanh thu lên đến hàng tỷ đồng từ việc buôn bán loại lá này. Năm 1992, giá vàng chỉ hơn 400.000 đồng/chỉ, nhưng cũng thời điểm này, với 50kg lá tre, bán giá 14.000 đồng/kg, bà đã thu về 700.000 đồng. Ảnh: Ngọc Lan.

Theo bà, lá tre sinh trưởng phát triển tốt nên chẳng mấy khi thiếu hàng. Hiện nay, giá thu mua lá tre khô là 30.000 đồng/kg; lá tre tươi là 7.000 đồng/kg. Trung bình mỗi vụ bà Triệu xuất đi 100 - 200 tấn lá tre, cho doanh thu tiền tỷ. Bà cho biết, ngoài xuất sang Đài Loan, lá tre còn thu hút một số đầu mối ở Nhật Bản, thu mua lá tre qua chế biến công nghệ cao để gói bánh. Ảnh: Ngọc Lan.

Theo bà, lá tre sinh trưởng phát triển tốt nên chẳng mấy khi thiếu hàng. Hiện nay, giá thu mua lá tre khô là 30.000 đồng/kg; lá tươi là 7.000 đồng/kg. Trung bình mỗi vụ bà Triệu xuất đi 100 - 200 tấn lá tre, cho doanh thu tiền tỷ. Bà cho biết, ngoài xuất sang Đài Loan, lá tre còn thu hút một số đầu mối ở Nhật Bản, thu mua lá tre qua chế biến công nghệ cao để gói bánh. Ảnh: Ngọc Lan.

2. Bỏ nghề kỹ sư, bán cá kho thu tiền tỷ  Có thu nhập 10 triệu đồng/tháng với nghề kỹ sư xây dựng, nhưng anh Nguyễn Bá Hoàn, ở Ninh Giang, Hải Dương quyết định nghỉ việc để đi bán đặc sản cá kho Vũ Đại. Ảnh: Ngọc Lan.

Bỏ nghề kỹ sư, bán cá kho thu tiền tỷ

Có thu nhập 10 triệu đồng/tháng với nghề kỹ sư xây dựng, nhưng anh Nguyễn Bá Hoàn, ở Ninh Giang, Hải Dương quyết định nghỉ việc để đi bán đặc sản cá kho Vũ Đại. Ảnh: Ngọc Lan.

Từ nguồn gốc nguyên liệu cá gia vị, cho đến việc chế biến đều do các “nghệ nhân kho cá” thực hiện ở làng Vũ Đại. Một nồi cá kho có giá khá đắt. Nồi loại 1kg cá tươi nguyên liệu giá 400.000 đồng, nồi 4 kg giá đến 1 triệu đồng. Vào những dịp Tết, số đơn hàng của anh Toàn lên đến mấy trăm nồi/ngày. Chỉ riêng bán cá kho, doanh thu một năm của công ty lên đến 5 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Lan.

Việc nuôi đến chế biến loại cá kho này đều do các “nghệ nhân kho cá” thực hiện ở làng Vũ Đại. Một nồi cá kho có giá khá đắt. Nồi loại 1kg cá tươi nguyên liệu giá 400.000 đồng, nồi 4kg giá đến 1 triệu đồng. Vào những dịp Tết, số đơn hàng của anh Hoàn lên đến mấy trăm nồi/ngày. Chỉ riêng bán cá kho, doanh thu một năm của công ty anh kỹ sư này đã lên đến 5 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Lan.

3. Từ cành tre giá rẻ, thành ông chủ xưởng có doanh thủ 1 tỷ đồng Gắn bó với cành tre dùng làm bút để đi học vì quá nghèo, anh Nguyễn Duy Thắng (Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội) đã sáng tạo ra chiếc vỏ bút được làm hoàn toàn từ những cành tre vứt đi. Với giá bán 20.000 – 50.000 đồng/chiếc, anh Thắng chỉ mất 3.000 – 5.000 đồng tiền nguyên liệu.

Chế cành tre thành vỏ bút, chàng trai nghèo có doanh thu 1 tỷ đồng

Gắn bó với cành tre dùng làm bút để đi học vì quá nghèo, anh Nguyễn Duy Thắng (Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội) đã sáng tạo ra chiếc vỏ bút được làm hoàn toàn từ những cành tre vứt đi. Với 3.000 - 5.000 đồng tiền nguyên liệu, giá mỗi chiếc vỏ bút này được bán ra từ 20.000 – 50.000 đồng. Ảnh: Ngọc Lan.

Đầu năm 2014, anh Thắng thành lập công ty TNHH TM Dinet (Dinet hay còn gọi là ‘đi nét’ - một trong những công đoạn làm bút tre), đạt doanh thu hàng năm lên đến gần 1 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Lan.

Công ty TNHH TM Dinet (Dinet hay còn gọi là ‘đi nét’ - một trong những công đoạn làm bút tre) của anh Thắng hiện có  doanh thu hàng năm lên đến gần 1 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Lan.

4. Nuôi rắn hổ hèo trong hộc tủ Ông Trần Văn Lèo ở Tri Tôn, An Giang đã thành công với mô hình nuôi rắn hổ hèo trong hộc tủ. Chiếc tủ nuôi rắn được dựng sát vách trong nhà ở, với chiều dài 2 - 4 m. Mặt sau được đóng kính, mặt trước có nhiều hộc nhỏ diện tích bằng nhau, có cánh cửa đống mở, với chiều ngang 30 cm, chiều sâu 50 cm. Hiện ông Lèo có trên 1.000 hộc tủ, thì 500 hộc để nuôi rắn, số còn lại là “nhà dự bị” cho đàn rắn khi ông vệ sinh chuồng trại. Ảnh: Ngọc Trinh.

Nuôi rắn hổ hèo trong hộc tủ

Ông Trần Văn Lèo ở huyện Tri Tôn, An Giang đã thành công với mô hình nuôi rắn hổ hèo trong hộc tủ. Những chiếc tủ nuôi rắn được dựng sát vách trong nhà ở, với chiều dài 2 - 4 m. Mặt sau được đóng kính, mặt trước có nhiều hộc nhỏ diện tích bằng nhau, chiều ngang 30cm, chiều sâu 50cm, có cánh cửa đóng mở. Mỗi hộc tủ là "nhà" của một con rắn. Hiện ông Lèo có trên 1.000 hộc tủ, 500 hộc để nuôi rắn, số còn lại là “nhà dự bị” cho đàn rắn khi ông vệ sinh chuồng trại. Ảnh: Ngọc Trinh.

Trên thị trường, rắn hổ hèo có cân nặng từ 1,2 kg trở lên giá bán 700.000 đồng/kg. Loại từ 700 gam đến 1,2 kg giá 600.000 đồng/kg. Loại thấp nhất từ 700 gam trở xuống giá cũng 450.000 đồng/kg. Nếu tính đàn rắn hiện có và giá bán như hiện nay, ông Lèo cho biết, trung bình mỗi vụ ông thu khoảng 150 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Trinh.

Trên thị trường, rắn hổ hèo có cân nặng từ 1,2 kg trở lên giá bán 700.000 đồng/kg. Loại từ 700gram đến 1,2kg giá 600.000 đồng/kg. Loại thấp nhất từ 700gram trở xuống giá cũng 450.000 đồng/kg. Nếu tính đàn rắn hiện có và giá bán như hiện nay, trung bình mỗi vụ ông thu khoảng 150 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Trinh.

5. Kiếm tiền từ nghề làm bạn với tử thần Không nuôi rắn hổ hèo trong hộc tủ như một số người dân ở miền Tây, Bùi Hải Minh (thôn Tây, xã Vạn Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình) đã táo bạo nuôi hơn 100 con rắn hổ mang kịch độc tại nhà. Theo chàng trai 21 tuổi thì cái duyên đến với nghề nguy hiểm này bắt nguồn từ chính nỗi sợ rắn của mình. Ảnh: NVCC.

Kiếm tiền từ nghề "làm bạn" với rắn hổ mang cực độc

Bùi Hải Minh 21 tuổi (thôn Tây, xã Vạn Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình) lại đã táo bạo nuôi hơn 100 con rắn hổ mang kịch độc tại nhà. Ảnh Argviet.

Theo chàng chia, rắn là một loài vật rất ít bị dịch bệnh, thức ăn rất dồi dào và dễ kiếm như chuột, ếch nhái, rắn…. Vì thế, mỗi đêm, Minh ra đồng đặt bẫy và bắt khoảng 1,5 kg chuột và cóc. Sau khi ăn no rắn lại nghỉ ăn 3 ngày, sau đó mới ăn lại. Vào thời kỳ nghỉ đông, rắn có thể nghỉ ăn đến mấy tháng. Hiện mỗi con rắn trưởng thành nặng từ 1,5–2 kg, với giá bán 700.000/kg, Minh dự tính sẽ thu lời được ít nhất 50 triệu đồng. Ảnh Argviet.

Rắn là một loài vật rất ít bị dịch bệnh, thức ăn rất dồi dào và dễ kiếm như chuột, ếch nhái, rắn…. Vì thế, mỗi đêm, Minh ra đồng đặt bẫy và bắt khoảng 1,5kg chuột và cóc. Sau khi ăn no rắn lại nghỉ ăn 3 ngày, sau đó mới ăn lại. Vào thời kỳ nghỉ đông, rắn có thể nghỉ ăn đến mấy tháng. Hiện mỗi con rắn trưởng thành nặng từ 1,5–2 kg, với giá bán 700.000/kg, Minh dự tính sẽ thu lời được ít nhất 50 triệu đồng. Ảnh: NVCC.

6. Hái ra tiền từ làm đẹp cho thú cưng Không chỉ spa làm đẹp cho người mà những trung tâm làm đẹp cho thú cưng cũng mở ra ngày một nhiều và có cơ hội hốt bạc. Những dịch vụ như massage, nâng mí, làm nail, nhuộm màu... nay đã xuất hiện tại các spa làm đẹp cho chó mèo, với giá rất đắt đỏ, thậm chí còn đắt hơn cả cho người.

Hái ra tiền từ làm đẹp cho thú cưng

Không chỉ spa làm đẹp cho người mà những trung tâm làm đẹp cho thú cưng cũng mở ra ngày một nhiều và có cơ hội hốt bạc. Những dịch vụ như massage, nâng mí, làm nail, nhuộm màu... nay đã xuất hiện tại các spa làm đẹp cho chó mèo, với giá rất đắt đỏ, thậm chí còn đắt hơn cả cho người. Ảnh: NVCC.

Tại một trạm thú y trong TP.HCM, giá trông giữ thú cưng 90.000 - 200.000 đồng/ngày, dịch vụ cắt tai thẩm mỹ 100.000 đồng; cắt lông đuôi: chó nội 10.000 đồng, chó ngoại 15.000 đồng; cạo vôi răng: chó nội 20.000 đồng, chó ngoại 30.000 đồng; cắt móng bàn chân: chó nội 10.000 đồng, chó ngoại 20.000 đồng. Gần đây, một spa ở Hà Nội còn mở thêm các dịch vụ mới như làm nail, ốp móng giá 200.000 đồng/lần, nhuộm lông 400.000 - 500.000 đồng và nâng mí mắt với giá 350.000 đồng/lần.

Tại một trạm thú y ở TP.HCM, giá trông giữ thú cưng 90.000 - 200.000 đồng/ngày, dịch vụ cắt tai thẩm mỹ 100.000 đồng; cắt lông đuôi: chó nội 10.000 đồng, chó ngoại 15.000 đồng; cạo vôi răng: chó nội 20.000 đồng, chó ngoại 30.000 đồng; cắt móng bàn chân: chó nội 10.000 đồng, chó ngoại 20.000 đồng. Gần đây, một spa ở Hà Nội còn mở thêm các dịch vụ mới như làm nail, ốp móng giá 200.000 đồng/lần, nhuộm lông 400.000 - 500.000 đồng, và nâng mí mắt với giá 350.000 đồng/lần. Ảnh: NVCC.

Theo Zing

Các tin cũ hơn